Wednesday, August 26, 2009

Việt Nam Một Cổ Hai Tròng


Trần Nam
http://dangdcnd.blogspot.com/


Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Ba đình. Thay mặt đảng CSVN, ông Hồ đã kết thúc chế độ thực dân Pháp, mở đầu nền độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm lịch sử đó, đại diện cho đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh đã chính thức đưa Việt Nam vào giai đoạn độc tài đảng trị. Nói cách khác, kể từ năm 1945, ông Hồ và đảng CSVN đã gỡ ách “mất độc lập” từ Thực dân Pháp nhưng tròng ách “mất tự do, độc tài, đảng trị” lên cổ dân tộc Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn Độc lập ông Hồ đọc, vay mượn ý từ bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ, trong đó xác nhận: “những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Bản Tuyên ngôn cũng khẳng định: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảngnhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn……”

Bản tuyên ngôn kết luận…"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Ông Hồ xác định khi đọc bản Tuyên Ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945 rằng những lý lẽ đó là những “lẽ phải không ai chối cãi được”. Đúng vậy, không ai có thể chối cãi được, lật lọng được, đổi trắng thay đen được, vi phạm được…..trừ ông Hồ và đảng CSVN. Nếu thay thế chữ “Chúng” trong bảng Tuyên Ngôn Độc Lập bằng chữ “đảng CSVN” thì từ 64 năm nay, nền chính trị Việt Nam vẫn không có gì khác biệt. Thậm chí trong nhiều lãnh vực còn tệ hại hơn cả thời thực dân Pháp. Nói ông Hồ thay mặt đảng CSVN gỡ bỏ ách “mất độc lập” để tròng lên cổ dân tộc Việt Nam cái ách “mất tự do, độc tài, đảng trị” là không sai.

Ông Hồ cáo buộc thực dân Pháp đã không cho nhân dân Việt Nam một chút “Tự do Dân chủ” nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man…….Thử so sánh chế độ chính trị của thực dân Pháp với chế độ chính trị Cộng sản Việt Nam hiện nay chúng ta thấy gì? Liệu dân tộc Việt Nam có tự do dân chủ tốt đẹp hơn thời thực dân Pháp không? Thời Pháp, các tờ báo độc lập không chịu ảnh hưởng của chính quyền thực dân được phép ra đời, các hội đoàn trá hình nằm dưới quyền kiểm soát của đảng CSVN cũng mọc ra như nấm. Cán bộ cộng sản và các nhà yêu nước độc lập cũng đã được tự do đi lại.

Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh du học từ Pháp về Việt Nam, đã giả dạng làm người bán dầu cù là, từ Sài Gòn, ông đi xuống các tỉnh miền Tây-Nam để công khai diển thuyết, kêu gọi lòng yêu nước, kêu gọi toàn dân làm cách mạng. Mật thám Pháp có theo dõi, gây khó khăn nhưng vẫn không trấn áp dã man và tàn độc so với an ninh, mật thám, công an của chế độ cộng sản Việt Nam. Lúc đó, thực dân Pháp đã không cáo buộc các nhà cách mạng Việt Nam, cũng như đảng viên đảng CSVN, tội tuyên truyền, nói xấu chế độ, âm mưu lật đổ nhà nước Pháp.

Chế độ thực dân Pháp không nham hiễm, tàn bạo và độc tài đến nỗi có thể “sáng tạo” ra điều 88 như đảng CSVN đang làm, chỉ nhằm để đàn áp các tiếng nói đòi tự do, dân chủ. Hiện nay, nạn nhân của điều 88 luật hình sự, cáo buộc phạm tội tuyên truyền chống chế độ, đang bị đảng CSVN giam cầm hoặc tuyên án, đã lên đến gần cả trăm năm tù. Những nạn nhân của điều 88 này không biết bao nhiêu mà kể. Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, luật sư Trần Quốc Hiền, ký giả Trương Minh Đức, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, bác sĩ Lê Nguyên Sang, anh Đoàn Văn Diên, Nguyễn Tấn Hoành, chị Trần Thị Lệ Hồng, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Phùng Quang Huyền, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Bá Hải, Trương Quốc Huy, Hàng Tấn Phát, Vũ Hoàng Hải, Trương Minh Nguyệt, Trần Khải Thanh Thuỷ, Lê Thị Kim Thu, Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thày giáo Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức v.v….Đây là những nhà dân chủ được dư luận trong và ngoài nước biết tên, còn biết bao nhiêu chiến sĩ dân chủ khác đã bị bắt và trấn áp trong âm thầm, không án lệnh, không tội trạng, hoặc bị thủ tiêu, bị mang tội hình sự, không đem ra toà xét xử như Lê Trung Hiếu, Ngô Phát Đạt, Lê Trí Tuệ..v.v…Tất cả, đã và đang là nạn nhân trong các nhà tù của Cộng sản Việt Nam.

Đảng CSVN từng nặn ra tội làm tình báo cho ngoại bang, tội âm mưu lật đổ chế độ, tội lợi dụng dân chủ hoặc nhiều tội tuỳ tiện khác để trấn áp. Những Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Lê Hồng Hà, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hoà thượng Thích Quảng Độ, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, thượng toạ Thích Thiện Minh, mục sư Nguyễn Hồng Quang, Bùi Kim Thành, Hồ Thị Bích Khương, Lưu Văn Sinh, luật sư Lê Quốc Quân..v.v….cũng đã từng là nạn nhân của ách độc tài. Tuy nhiên, từ lúc gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO), chịu áp lực về chính trị và kinh tế trước dư luận thế giới, với sự khuyến cáo và chỉ trích của giới luật pháp quốc tế, việc cáo buộc tội tình báo, tội lật đổ chế độ không có chứng cớ, không đủ thuyết phục. Vì vậy, đảng CSVN đã không còn cáo buộc các tội trạng này nữa, nhưng thay vào đó, lại vu cáo tội trạng khác, đó là tội tuyên truyền nói xấu chế độ, tức điều 88 luật hình sự.

Từ 1945 đến nay, nhà nước độc tài toàn trị CSVN đã “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay bỏ tù, trấn áp những người yêu nước thương nòi của ta”. Sự kiện nhiều thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa – Hoàng Sa, thể hiện lòng yêu nước nhưng bị công an CSVN ngăn cấm và đàn áp. Nhiều nhà dân chủ như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thày giáo Vũ Hùng, nhà báo Điếu Cày vì bày tỏ chính kiến chống Trung quốc xâm lược hiện đang bị ở tù. Họ chính là những người yêu nước thương nòi. Điều nghịch lý là, ông Hồ cũng viết trong bản Tuyên ngôn Độc lập như “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.” Nếu không nói rỏ xuất xứ câu nói trên là của ông Hồ Chí Minh, nhân dân thời nay có thể nhầm đây là câu nói của những nhà đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.

Đảng CSVN tự cho rằng vì có công đuổi Pháp nên đảng phải được nhân dân đãi ngộ, trong đó quyền lãnh đạo độc tôn suốt đời phải dành độc quyền cho Đảng. Không ai có quyền tranh dành, không ai có tư cách đặt vấn đề. Tại sao lúc đó, không đảng phái nào ra mặt lãnh đạo nhân dân đuổi Pháp? Bây giờ đất nước độc lập rồi lại đòi đa đảng, đòi tranh quyền lãnh đạo với đảng CSVN? Ông Phạm Thế Duyệt, Uỷ viên TW đảng CSVN đã phát biểu như vậy. Từ những nhận định cục bộ và kém cỏi trên, liệu chúng ta có thể đặt lại vấn đề với đảng CSVN là vì các tiền nhân như Vua Hùng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ…. cũng từng đánh đuổi giặc ngoại xâm, có công dựng nước và giữ nước. Vậy thì con cháu của họ có quyền tham chính, quyền tranh dành vai trò lãnh đạo đất nước, hoặc dựng lại chế độ quân chủ theo họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê không? Nếu không thì tại sao đảng CSVN lại được ngoại lệ? Chẳng lẽ đánh giặc Pháp công trạng to lớn hơn đuổi giặc Tàu?

Đó là về lãnh vực chính trị. Lãnh vực cấm kỵ của đảng CSVN vì tự cho có toàn quyền định đoạt vận mạng chính trị của dân tộc Việt. Riêng về lãnh vực kinh tế và xã hội, liệu chế độ CSVN có khác thời Thực dân Pháp không?

Lúc đó, ông Hồ qua bản Tuyên Ngôn đã cáo buộc thực dân Pháp như sau:
“Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảngnhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn……”

Nếu thay thế chứ “Chúng” bằng chữ “đảng CSVN” thì bức tranh Việt Nam hiện nay có khác không? Ai giữ độc quyền in giấy bạc? Ai kiểm soát công ty xuất cảng và nhập cảng các mặt hàng kinh tế chiến lược? Ai quản lý các cơ sở kinh tế quốc doanh? những đại công ty như công ty điện, công ty nước, công ty khai thác dầu mõ, công ty du lịch, công ty kỷ nghệ, công ty in ấn, công ty truyền thông, truyền hình, công ty phim ảnh, v.v….ai làm chủ? Thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa? nếu không phải là đảng CSVN độc quyền về chính trị và…. “giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, đặt ra trăm thứ thuế vô lý làm cho nhân dân Việt Nam, nhất là dân cày, dân buôn trở nên bần cùng, công nhân bị bóc lột, tư sản bị tước đoạt, trấn áp và hạn chế kinh doanh”.

Tại Việt Nam, tầng lớp bần cùng là ai? Dân cày, dân buôn lẻ và công nhân là những tầng lớp bị bóc lột thậm tệ nhất. Công nhân Việt Nam với đồng lương chết đói đang làm thuê cho tư bản ngoại quốc. Dân cày, nông dân thì từ những năm 1950 đã là nạn nhân của chính sách cải cách ruộng đất long trời lở đất, chính sách hợp tác xã nông nghiệp. Giới tư sản Việt Nam từ những năm 1945 ở miền Bắc và sau 1975 ở miền Nam đã là nạn nhân đẫm máu của đảng CSVN. Hiện nay, biết bao đất đai của nông dân đã bị nhà nước trưng dụng, thu mua với giá rẻ mạc để sang nhượng, bán lại cho tư bản.

Thực ra, đảng CSVN còn ăn cướp trắng trợn hơn thực dân Pháp nhiều vì đã chủ trương công khai “đất đai của nhân dân là của nhà nước”. Do đó, nếu vì nhu cầu, đảng CSVN có đủ tư cách pháp lý để chiếm đoạt, thu mua, trưng dụng hay tịch thu. Sau khi nắm chính quyền cả nước, tức là đã tròng được “ách độc tài” lên
cổ dân tộc Việt Nam, đảng CSVN đã không còn e dè gì nữa. Vì vậy, Hiến pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, được quốc hội thông qua từ 1992 đã minh thị chủ quyền của Đảng trên chính tài sản của nhân dân như sau:

Điều 17 xác nhận: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ…..cùng các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 18 minh thị: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu qủa. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cà nhân sử dụng ổn định lâu dài. …

Tóm lại, tài sản riêng của nhân dân bất kể đất đai hay các tài sản khác mà pháp luật qui định bị đánh đồng là tài sản chung của Nhà nước, tức là của Đảng. Đảng CSVN tự cho phép họ trở thành chủ nhân ông một cách hợp pháp. Chính sách ăn cướp hay nói cách khác quốc hữu hóa tài sản của nhân dân một cách hợp pháp còn thâm độc hơn cả những cáo buộc mà ông Hồ Chí Minh đã minh thị trong bản Tuyên ngôn Độc lập đối với Thực dân Pháp từ năm 1945.

Dân tộc Việt nam đang chịu cảnh một cổ hai tròng. Bên cạnh ách bị “mất tự do, độc tài, đảng trị” do đảng CSVN treo. Ách “mất độc lập” hiện đang được đảng CSVN tự nguyện tròng trở lại. Những hiện tượng để mất đất, mất biển, tiếp tay để Trung Quốc xâm chiếm đất nước Việt Nam càng lúc càng xác định rõ nguy cơ “mất độc lập”. Mặc cho dư luận ngăn cản, đảng CSVN vẫn để Trung quốc khai thác Bauxit ở Tây Nguyên. Vùng biển đông đã bị quân Trung Quốc đòi chủ quyền, khoanh vùng và hạn chế ngư dân đánh cá. Những hiện tượng bị “tàu lạ” húc, bắt ngư dân đòi tiền chuộc, đe doạ công ty nước ngoài khai thác tài nguyên trên lãnh hải của Việt Nam đã xảy ra công khai. Trước thái độ hung hãn và xâm lược trắng trợn của Trung Quốc, CS Việt Nam đã đánh mất tư thế “độc lập”, đã biểu tỏ sự khiếp sợ và hèn yếu trước ngoại xâm. Đảng CSVN đang chấp nhận sự khinh miệt, phỉ nhổ từ nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới để đổi lấy sự an toàn chính trị.

Chính quyền, đảng phái, cá nhân rồi sẽ tiêu hủy theo thời gian, chỉ có đất nước và dân tộc còn tồn tại. Nhưng đất nước và dân tộc cũng có thể sẽ bị huỷ diệt nếu chính quyền, đảng phái và cá nhân vì mù quáng, hèn nhát, cam tâm phản bội lại quyền lợi của đất nước và dân tộc.

Friday, August 21, 2009

Thư Thường Vụ TW Đảng DCND



ÐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
The People's Democratic Party



Ngày 17 tháng 7 năm 2009


Nơi gửi: Thường Vụ TW Đảng DCND
Nơi nhận: Các Ủy Viên TW Đảng DCND
Các Thành Ủy Viên Hà Nội, Sài Gòn và Miền Trung
Các Ban, Cụm, Chi Bộ và Đảng viên trong và ngoài nước


Về việc: Nhận Định Của Thường Vụ TW Đảng DCND

Anh chị em thân mến:

Thời gian qua, tình hình cả nước đã có những diển biến chính trị phức tạp. Gần nhất là vụ bắt giữ các đảng viên đảng Dân chủ Việt Nam như Luật sư Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim v.v… Trước đó, từ tháng 9 năm 2008, nhiều anh chị em dân chủ gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thầy giáo Vũ Hùng, anh Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, chị Phạm Thanh Nghiên v.v.. cũng đã bị bắt và sẽ bị nhà cầm quyền truy tố vi phạm điều 88, luật hình sự, tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.

Cũng giống như đợt đàn áp hồi tháng 8 năm 2006, nhằm bắt giữ một số lãnh đạo đảng DCND như bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, Trần Quốc Hiền, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo và nhiều đảng viên đảng DCND khác. Mục tiêu của đảng CSVN trong các lần trấn áp không thay đổi, bằng mọi giá đảng CSVN phải triệt tiêu tận gốc các lực lượng đối kháng, nhất là các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Triết đã từng tuyên bố công khai “bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”. Đảng CSVN sợ hãi sự hiện diện và ảnh hưởng của đảng phái đối lập, vì nó có thể làm nguy hại đến sự tồn tại vai trò độc tôn lãnh đạo của họ. Cũng cần phải nhắc lại, bản báo cáo MẬT do ông Trương Tấn Sang ký, tường trình Bộ Chính Trị hồi năm 2007 đã chỉ thị “quản lý chặt chẽ các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, kịp thời xử lý hành vi phạm pháp luật, đủ sức răn đe các phần tử cực đoan, chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối không để xảy việc thành lập các đảng chính trị đối lập”.

Hiện nay, dân tộc ta đang một cổ hai tròng. Tròng độc tài do chính đảng CSVN treo vào cổ dân tộc, tròng kia chính là thân phận mất nước, đang bị đảng CSTQ gián tiếp chỉ đạo, giành biển lấn đất, hiếp đáp nhân dân ta. Để Việt Nam thoát khỏi cảnh độc tài, tụt hậu, thua kém các nước Đông Nam Á và đang nhục nhả bị lôi kéo thành một bộ phận của Trung Quốc; chúng ta phải hy sinh và phấn đấu không ngừng nghĩ để bảo vệ và xây dựng Đảng DCND trở thành một đối lực chính trị, cùng phối hợp với các đảng phái đối lập khác tại Việt Nam, đấu tranh dành lại nền Tự do, Dân chủ và Toàn vẹn Lãnh thổ. Vì đó chính là mục tiêu của nhân dân Việt Nam và cũng là xu thế tất yếu của lịch sử.

Thời gian qua, nhiều anh chị em đảng viên đảng DCND thuộc các Cụm mũi nhọn đã dũng cảm, mưu trí, liên tiếp thực hiện những hoạt động tuyên truyền và vận động dân chủ trong nhân dân. Cụ thể, nhiều đợt treo biểu ngữ, khẩu hiệu kêu gọi Dân chủ, đả đảo tham nhũng đã xảy ra tại Hà Nội và Sài Gòn. Rất nhiều lần, truyền đơn với nội dụng lên án đảng CSVN phản bội quyền lợi đất nước, làm tay sai và cho TQ khai thác Bauxit ở Tây Nguyên, đã được rải từ Hà Nội, Sài Gòn, Chợ Lớn đến các tỉnh miền Trung như Bình Định, Đà Nẳng. Bên cạnh các hoạt động nổi bật, nhiều công tác xây dựng và phát triển cơ sở đảng trong lực lượng thanh niên sinh viên và nhân dân đã có những thành quả cụ thể. Đặc biệt, tổng kết công tác phát triển cơ sở Đảng, mức phát triển đảng viên khắp nước đã đạt kỷ lục. Được những thành quả này, nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó có gương hy sinh quả cảm của các lãnh đạo Đảng DCND đã và đang trải qua những năm tháng tù đày nhưng vẫn giữ khí tiết, không sợ hãi và bị khuất phục, nhờ sự dũng cảm và mưu trí đấu tranh cũa các đảng viên thuộc lực lượng mũi nhọn từ Bắc đến Nam, nhờ sự tin tưởng, khôn khéo, kiên trì làm công tác vận động và xây dựng đảng, và hơn hết là nhờ vào sự hy sinh đóng góp tài chánh của nhiều đảng viên tại hải ngoại, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp chúng ta đẩy mạnh công tác phát triển đảng.

Anh chị em thân mến, so với gần 3 triệu đảng viên đảng CSVN, số lượng đảng viên đảng DCND chỉ là con số quá nhỏ. Dù vậy, phải tâm niệm chúng ta là biểu tượng của tương lai, đang đấu tranh ôn hoà cho chính nghĩa, vì sự tồn vong và tương lai của dân tộc, không phải vì đặc quyền, đặc lợi cho bản thân chúng ta. Ngược lại, đảng CSVN là biểu tượng của quá khứ, tội ác, là lực cản và đại diện cho bộ phận phản động đang kéo lùi đà tiến hoá của dân tộc. Vì vậy, mỗi một đảng viên khi dũng cảm tham gia đảng DCND trong hoàn cảnh rất khó khăn, gian khó, nguy hiểm cho bản thân và gia đình, có giá trị gấp ngàn lần con số đảng viên đảng CSVN.

Đảng CSVN đang chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng lần thứ 11. Bên cạnh đó, công tác tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cũng sẽ tác động mạnh vào tình hình chính trị. Những biến động xấu về kinh tế, xã hội, tham nhũng, tình trạng Hán hoá tại Tây nguyên, áp lực xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc và đặc biệt là các chia rẻ, mâu thuẩn vì quyền lợi của đảng CSVN có nguy cơ dẩn đến những đột biến cũng như làm mòn vị trí và uy tín chính trị của đảng CSVN. Trong bối cảnh trên, những công tác nhằm trấn áp các lực lượng dân chủ, trong đó có đảng DCND sẽ được an ninh CSVN gia tăng cường độ để củng cố vai trò độc tôn lãnh đạo của họ. Dù vậy, chúng ta cần tâm niệm phải cố gắng và tuân thủ các qui luật đấu tranh, chuẩn bị đối đầu và bảo vệ đảng vì năm 2010 sẽ là năm của gian nan và thử thách cho toàn đảng DCND.

Anh chị em thân mến! Tự do không cho không biếu không. Dân chủ phải đấu tranh và hy sinh mới có. Trên bước đường hy sinh vì lợi ích dân tộc, hành trang của chúng ta chỉ có lý tưởng và niềm tin tất thắng vào cuộc đấu tranh. Dù vậy, sa ngã, thối chí và thậm chí phản bội cũng có thể xảy ra như hệ quả tất yếu khi bị rơi vào hoàn cảnh nguy khốn. Chúng ta thông cảm cho những hành động đầu hàng nhưng không chấp nhận những thái độ phản bội. Nói cách khác, nếu phản bội, anh chị em đã tự động từ bỏ tư cách đảng viên đảng DCND.

Thay mặt Thường Vụ TW đảng DCND tôi gửi lời khích lệ và cảm ơn đến các anh chị em đảng viên các cấp đang hoạt động ngầm hay công khai trong và ngoài nước, đến các anh chị em đảng viên đang bị trấn áp và chịu cảnh tù đày, các lãnh đạo TW, cấp bộ Thành Ủy, Cụm và Chi Bộ đã khôn khéo lãnh đạo cơ sở đảng đấu tranh. Tôi cũng thay mặt đảng DCDN, cảm tạ những nổ lực yểm trợ của nhiều tổ chức, cá nhân tại hải ngoại, đã giúp cho Đảng DCND có phương tiện tài chánh hoạt động trong thời gian qua.

Trân trọng,
TM. Thường Vụ TW Đảng DCND
Nguyễn Sơn

Tuesday, August 4, 2009

Tương Lai Biển Đông


Đụng Độ Trên Biển Đông

Cuộc trạm chán giữa Hải quân Mỹ và Trung Quốc hồi tháng 3 năm 2009 tại biển Đông là giọt nước làm tràn ly. Tàu Hải quân Trung Quốc đã tìm cách khiêu khích, chận đường tàu thám hiểm Hải quân Mỹ USNS Impeccable, buộc tàu Mỹ phải khẩn cấp tránh để khỏi bị đụng độ. Sau vụ thử thách đó, Mỹ đã trở nên cứng rắn. Hoa Thịnh Đốn đưa ngay tàu khu trục USS Chung-hoon đi dò đường và hộ tống tàu thám hiểm hải quân Mỹ, không để cho tình trạng khiêu khích xảy ra nữa. Tàu khu trục hạm này gồm 275 thủy thủ đoàn, có trang bị ngư lôi và hoả tiển định hướng. Sự hiện diện của khu trục hạm tại Biển Đông đã làm Bắc Kinh tức giận nhưng bỏ hẳn thái độ khiêu khích vì sợ đụng độ. Đối với Mỹ thì Hải quân Trung Quốc vẫn chưa phải là đối thủ.

Sự kiện này đã làm thức tỉnh giới chức ngoại giao và quân sự Mỹ trước dã tâm và tham vọng bành trướng chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc đang thử “nắn gân” Hải quân Mỹ và gửi tín hiệu cho các quốc gia vùng về vai trò của mình. Trung Quốc muốn nhắn nhủ “biển đông thuộc chủ quyền của Trung quốc, Mỹ không nên tạo ảnh hưởng làm gì”. Đừng có lộn xộn trong vùng đó, nó thuộc chủ quyền của chúng tôi. Đó là nội dung Trung quốc muốn chuyển cho Mỹ và các quốc gia Á Châu.

Dĩ nhiên tín hiệu đó Hoa Thịnh Đốn đã nắm từ trước. Nhưng bận bịu với những biến động ở Trung Đông, Mỹ không dành ưu tiên cao cho mặt trận Á Châu. Dù vậy, Mỹ cũng không thể làm ngơ khi thấy Trung quốc làm mưa làm gió và tìm mọi cách chận đứng vai trò của Mỹ ở Châu Á. Nếu ảnh hưởng Mỹ bị co cụm, và Trung quốc trổi dậy như một thế lực nguy hiểm, đầy tham vọng thì khả năng một cuộc chiến tranh ở Châu Á khó tránh khỏi. Lúc đó, Mỹ có muốn can thiệp, trở tay cũng không kịp vì tình thế đã vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Thái Độ Của Trung Quốc

Rỏ ràng Trung Quốc đang tìm mọi cách bành trướng vị trí chiến lược của họ về mặt quân sự. Những đòi hỏi thô bạo, tham lam, không căn cứ về chủ quyền ở biển Đông. Những trạm chán, áp bức và thái độ hiếu chiến với Việt Nam cho thấy dã tâm của Trung quốc. Hiện nay, không những đường biển của Việt Nam bị co cụm mà một số quốc gia khối ASIAN cũng bị áp lực, trước sự hiện diện căn cứ quân sự Trung quốc tại các khu vực đang tranh chấp.

Tại đảo Woody (Phú Lâm) nằm trong quần đảo Trường Sa, Hải quân Trung quốc đã thiết lập một hải cảng chừng 350 mét với đường băng dài 2500 mét dành cho máy bay, chiến đấu cơ, tàu quân sự của Quân đội Nhân dân Trung Quốc. Tin giới nghiên cứu tiết lộ, Trung Quốc muốn biển đảo Woody thành một căn cứ quân sự, từ đó hướng tầm kiểm soát và làm nhiệm vụ yểm trợ các hoạt động tại biển Đông, nhất là khu vực đảo Trường Sa nếu chiến tranh xảy ra. Tại đây, các trạm lưu trử dầu, vũ khí, đạn dược đã được xây cất và đang đi vào qui trình hoạt động. Nhiều hỏa tiển Silkworm có mục tiêu chống tàu chiến cũng đã đặt tại căn cứ này. Với tầm bắn gần 60 dặm tại Woody, hoả tiển Silkworm có thể răn đe các tàu chiến dám lảng vảng trong các khu vực thuộc phạm vi kiểm soát của Trung Quốc. Hơn nữa, một trạm thu nhận tín hiệu tình báo đã được thiết lập tại đảo Rocky, nằm về phiá bắc của Woody. Đảo Rocky là đảo có độ cao nhất, dễ dàng làm nhiệm vụ quan sát các tàu chiến và những di chuyển trong vùng biển Đông.

Phi Trường trên đảo Woody

Trong quan hệ ngoại giao, Mỹ đã tái khẳng định chính sách cũa Mỹ đối với tranh chấp tại biển Đông là “các bên không nên dùng vũ lực để chiếm chủ quyền về lãnh hải, ngăn chận giao thông thuộc khu vực biển Đông và nằm trong lãnh vực hàng hải quốc tế.” Thực ra, bên cạnh đường biển, Mỹ cũng rất quan tâm đền đuờng trời nằm trong khu vực biển Đông. Vì ngoài cuộc trạm chán tại hồi đầu năm 2009, trước đó, không quân Mỹ -Trung quốc cũng đã từng đụng độ. Tháng 4 năm 2001, máy bay chiến đấu cơ F-8/J8II của hải quân Trung Quốc và EP-3E của Mỹ đã đụng nhau tại biển Đông. Chiến đấu cơ Trung quốc đã bám đuôi máy bay thám sát Mỹ để khiêu khích, vì bay qua gần, F-8/J8II đã mất khả năng kiểm soát, đụng vào phần cánh máy bay Mỹ, F-8/J8II rớt xuống biển, phi công Trung Quốc bị thiệt mạng. Máy bay EP-3E của Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp tại đảo Hải Nam, toàn bộ phi hành đoàn 24 người đã bị Trung Quốc bắt giữ, 11 ngày sau Trung Quốc mới chịu giao trả lại cho Mỹ.

Phản Ứng Của Mỹ

Cuộc trám chán lần thứ nhất ở trên không, Trung Quốc muốn khẳng định với Mỹ và các quốc gia Á Châu là chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông gồm cả vùng biển lẫn vùng trời. Tuy nhiên, phải đợi đến lần đụng độ thứ hai, khi tàu dân sự thám hiểm Mỹ USNS Impeccable bị tàu chiến Trung Quốc khiêu khích, thì Hoa Thịnh Đốn thấy rỏ phải có thái độ, để Trung Quốc bớt hung hăng và hiếu chiến.

Tại Hội nghị các quốc gia thuộc khối ASIAN (Association of Southeast Asian Nations) tại Thái hôm tháng 7, 2009, bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã tham dự và trao đổi với lãnh đạo các quốc gia ASEAN. Tại đây, bà ngoại trưởng Mỹ cũng đã ký kết thoả ước hữu nghị và hợp tác TAC (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia) với khối ASEAN, một thoả ước tương đối lõng lẻo trong thiết lập quan hệ đối thoại về an ninh và hợp tác vùng, chủ trương tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ và không can thiệp vào nội bộ. Đây là thoả ước mà thời tổng thống Goerge W. Bush, phiá Mỹ đã từ chối ký kết.

Hồi năm 2007, bà Ngoại trưởng Condoleezza Rice thay vì tham dự hội nghị thường niên của ASEAN thì lại bay qua Trung Đông. Lúc đó Mỹ đặt mối quan tâm Trung Đông quan trọng hơn Á Châu. Lần này, phát biểu tại Bang kok, bà Tân Ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết “chúng tôi đã trở lại”. Bà muốn ám chỉ đến chính sách bỏ rơi Á Châu từ thời cựu Tổng thống George W. Bush. Tình thế hiện nay đã khác sau khi Hoa Kỳ thay đổi lãnh đạo cùng với chính sách mới về Á Châu. Điều này cho thấy, Hoa Thịnh Đốn đã gửi thông điệp rất mạnh mẽ cho Trung Quốc và ASEAN. Hoa Kỳ không thể để Trung Quốc “muá gậy vườn hoang” tại biển Đông.

Những biến động tại Biển Đông với viễn ảnh Trung Quốc kiểm soát đường biển là điều không thể chấp nhận về mặt chủ quyền, không những đối với các quốc gia đang trong vòng tranh chấp gồm Việt Nam, Mã Lai Á, Philipine, Đài Loan..v..v… mà ngay cả đối với quyền lợi Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng. Nói cách khác, nếu điều đó xảy ra, hải chiến giữa Trung Quốc và các quốc gia dành chủ quyền trên biển Đông khó tránh khỏi. Lúc đó, Hoa kỳ không thể đứng bên lề hoặc làm đồng minh của Trung Quốc, vì như vậy Hoa Kỳ tự triệt hạ vai trò và quyền lợi chiến lược của mình tại Á châu. Chiến tranh trên biển Đông xảy ra, điều khủng hoảng nhất đối với Mỹ và thế giới là gần 30% đường dẫn dầu quốc tế bị đình động, hơn 50% hàng hoá vận chuyển bằng đường thủy trên toàn thế giới bị gián đoạn. Lo ngại hơn nữa, nếu Trung Quốc kiểm soát các vùng tranh chấp, khả năng các đường lưu thông trên biển sẽ bị Hải quân Trung Quốc ngăn chận. Vì vậy, sự hiện diện của Mỹ tại biển Đông vô cùng quan trọng, vừa có thể cầm chân thái độ khiêu khích, hiếu chiến của Trung Quốc, vừa làm trọng tài để giải quyết những tranh chấp trong vùng, vừa làm chổ đối trọng cho các quốc gia khối ASEAN, nhằm tránh một cuộc chiến tranh thế giới có thể xảy ra.

Về mặt thực tế, nếu có trạm chán quân sự, chiến tranh giữa Trung Quốc với Đài Loan hoặc Việt Nam là những đối tác có nguy cơ dẫn đến tác động lớn nhất.

Trung Quốc Và Đài Loan

Trung Quốc đã hăm he dùng vũ lực để giải quyết Đài Loan. Nếu không có Hiệp ước bảo vệ giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc đã chiếm Đài Loan từ lâu. Mỹ không khuyến khích Đài Loan đi vào qui chế độc lập vì như vậy sẽ khiêu khích Trung Quốc, nhưng Mỹ cũng khẳng định, nếu Trung Quốc đánh Đài Loan, quân Mỹ sẽ không khoan tay đứng nhìn. Tham vọng của Trung Quốc vẫn là phải chiếm Đài Loan và làm chủ toàn bộ khu vực biển Đông. Muốn vậy, Trung Quốc phải triệt hạ Việt Nam.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã bán cho Đài Loan 6.4 tỷ mỹ kim vũ khí quân sự gồm 300 Patriot III chống hoả tiển, 30 máy bay trực thăng tấn công Apache, 32 hoả tiển Harpoon và 182 hoả tiển Javelin chống tăng. Hiệp ước Đài Loan 1979 (Taiwan Relations Act 1979) cho phép Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan để “tăng cường khả năng phòng thủ và tự vệ của quốc gia này”. Hiệp ước cũng khẳng định “nếu dùng bất cứ các phương tiện quân sự, hoặc bao vây, tảy chay Đài Loan nhằm áp chế Đài Loan tức là cố ý khiêu khích gấy chiến và làm mất quân bình trong vùng, đều dẫn đến mối quan tâm sâu xa của Mỹ”.

Đài Loan rất muốn trang bị tàu ngầm tối tân của Mỹ nhưng vì sợ Đài Loan khiêu khích Trung quốc, Mỹ đã từ chối bán. Đối với Trung Quốc, một Đài Loan trang bị tàu ngầm tối tân được coi như thái độ thách thức, làm cho tình thế thêm rối rắm và căng thẳng. Trước đây, Đài Loan từng mua 2 chiếc tàu ngầm của Phần Lan, sự kiện này đã dẫn đến việc Trung Quốc triệu hồi đại sứ Trung Quốc tại Phần lan. Áp lực, quan hệ ngoại giao hai nước đã xấu đi trong suốt nhiều năm trời. Với số quân chừng 350 ngàn so với hơn 2.5 triệu quân của Trung Quốc, trang bị vũ khí yếu so với tầm vóc hiện đại của quân Trung Quốc, Đài Loan hoàn toàn không khả năng tự vệ khi Trung Quốc mở cuộc tấn công bất ngờ. Vì vậy, nếu bất cứ lý do gì Hiệp ước Đài Loan năm 1979 không còn giá trị, đảo Đài Loan thuộc vào tay Trung Quốc chỉ còn là thời gian.

Việt Nam Trước Viễn Ảnh Chiến Tranh

Trước thái độ Trung Quốc leo thang, ngang ngược xâm chiếm lãnh thổ. Việt Nam giữ thái độ ngậm bồ hòn. Dù vậy, thời gian gần đây, có dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang từng bước tân trang quân đội để chuẩn bị đối đầu. Kinh nghiệm cuộc chiến tranh biên giới 1979, khi Trung Quốc đánh bất ngờ vẫn còn chưa phai nhạt đối với các lãnh tụ cộng sản Hà Nội. Và viễn ảnh của chiến tranh Việt – Trung sẽ xảy ra để giải quyết các mối bất đồng là điều “không thể tránh khỏi”.

Chiến đấu cơ Su-30MK2

Từ tháng 4 năm 1999 Hà Nội đã trang bị nhiều hoả tiển Scud của Bắc Hàn với tổng số lên đến cả trăm triệu mỹ kim. Việt Nam cũng đã chi ra 300 triệu mỹ kim để mua hệ thống hoả tiển phòng thủ trên không S300 PMU1 của Nga. Đây là loại hỏa tiển bắn các mục tiêu bay thấp. Hà Nội cũng bày tỏ ý định muốn mua S300 PMU2, một loại hoả tiển phòng không trang bị đầu đạn có định hướng dùng để ngăn chận hoả tiển bắn từ xa, tốc độ S300 PUM2 là 10,000 km một giờ và có thể bắn xa đến 200 km, thay vì chỉ có 150 km như S300 PMU1.

Tháng 3 năm 2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố khi có mặt tại Hà Nội “Việt Nam không những phải tái chỉnh trang thiết bị quân sự cũ mà cần mua thêm nhiều trang thiết bị quân sự tối tân của Nga nữa”. Năm 1995 Hà Nội mua sáu chiếc phản lực Sukhoi Su-27 trị giá 150 triệu mỹ kim, đồng thời đặt mua thêm 6 chiếc Su-27 nữa cho năm 1997. Những năm sau đó, Hà Nội liên tiếp mua máy bay Su-30, nhiều hoả tiển, hoả tiển chống tàu chiến Mosquito có khả năng điều khiển bay ở độ thấp, bắn mục tiêu xa 120 kilometer và trang bị thêm 4 trạm kiểm soát sóng radar để phát hiện máy bay “Trung Quốc” xâm nhập. Cuối tháng 11 năm 2007, Nga chuyển giao 2 tàu tuần tra Molniya có gắn đầu hoả tiển, sau đó trong năm 2007 Nga giúp Việt Nam tự sản xuất thêm 20 chiếc tuần tra loại này. Tất cả những kỷ thuật quốc phòng cho công nghệ chế tạo tàu Molniya đã được Nga chuyển giao cho Việt Nam với phí tổn gần 1 tỷ dollars. Chưa an tâm, Việt Nam bỏ ra thêm 300 triệu mỹ kim để mua lại công nghệ chế tạo hoả tiển Yakhont chống tàu chiến. Năm 2009, Việt Nam đã mua thêm 12 chiếc phản lực loại cực tối tân Su-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga, tổng giá tiền gần 2.5 tỷ dollars.

Tàu ngầm Kilo


Chưa bằng lòng với các trang thiết bị quân sự của Nga, Việt Nam cũng tìm cách mua thêm các vũ khí hiện đại khác của Ấn Độ. Việt Nam ngõ ý mua hoả tiển Brahmos, có tầm bắn xa 300 km. Nhưng vì đây là loại hoả tiển tối tân nhất của Ấn, bị ràng buộc về thoả thuận không tiết lộ bí mật kỷ thuật, nên Ấn không thể bán cho Hà Nội. Giới chức ngoại giao Ấn tiết lộ, họ nghĩ Ấn có thể bán cho Hà Nội loại hoả tiển có tầm kỷ thuật thấp hơn, đó là loại hoả tiển đối không Prithvi với chức năng không thua gì hoả tiển Brahmos.

Việt nam cũng đang có ý tìm kiếm những vũ khí tối tân khác, trong đó khai dụng “nguyên tử” như một lá chắn trước áp lực và dã tâm của Trung quốc. Năm ngoái, ông Christopher Hill, trưởng phái đoàn Mỹ đặc trách về “nguyên tử” tường trình trước Thượng viện Mỹ về chuyến đi Á châu, nhằm chuẩn bị cho cuộc thương thuyết về nguyên tử với Bắc Hàn. Khi Thượng Viện Mỹ đặt vấn đề liệu Việt Nam có đi theo con đường của Bắc Hàn không? Ông Christopher Hill trả lời một cách tự tin là “Việt Nam chưa có khả năng nghiên cứu về nguyên tử và không có tham vọng sở đắc vũ khí nguyên tử như Bắc Hàn, chúng ta có thể tin điều này”.

Nói vậy chứ không phải vậy, vì liệu Mỹ có thể tin cậy được những lời hứa hẹn của Hà Nội. Quan hệ mật thiết với Bình Nhưỡng, Hà Nội có thể tìm kiếm trợ giúp về mặt kỷ thuật để xây dựng lò "hạt nhân nguyên tử" và điều này đã nằm trong vòng quan tâm của lãnh đạo Hà nội, trước tình trạng láng giềng khổng lồ chực “ăn tươi nuốt sống”. Điều cản trở Việt Nam không phải là Bình Nhưỡng mà chính là Bắc Kinh, vì không đời nào Bắc Kinh cho phép Bình Nhưỡng giúp Việt Nam thủ đắc khả năng phòng ngừa “lá chắn nguyên tử” để chống lại họ. Vì vậy, Việt Nam đã tìm đến Ấn Độ như một nguồn cung cấp kỷ thuật “nguyên tử” sau Bình Nhưỡng.

Tháng 10 năm 2005, Trung tướng Nguyễn Thịnh, chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng dẫn đầu phái đoàn quân sự đến thăm Viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn. Tại đây, ông Thịnh đã bày tỏ mong muốn được Ấn Độ giúp Việt Nam kỷ thuật để xây dựng cơ sở chế tạo hoả tiển. Việt Nam cũng muốn mua hoả tiển điểu khiển tối tân Brahmos, có tầm bắn xa 300km của Ấn. Ông Thịnh cho biết, Việt Nam cần hoả tiển có tầm bắn xa để bảo vệ biển Đông và cầm chân hải quân Trung quốc. Hoả tiển Brahmos của Ấn Độ là sản phẩm quân sự chung Nga và Ấn. Brahmos là viết tắt của chữ Brahmaputra, tên một dòng sông Ấn và Moscow. Đây là hoả tiển bay nhanh nhất thế giới ở tốc độ vượt âm thanh. Với kích thước nặng từ 2500kg đến 3000kg tuỳ theo dàn phóng, dài 8.4 m, đường kính 0.6m, Brahmos có thể bắn mục tiêu xa 290km. Điều tiện lợi của hoả tiển này là có thể bắn trên tàu chiến, tàu ngầm, mặt đất và cả máy bay. Đặc biệt, Brahmos có thể tái chỉnh trang để gắn cho các chiến đấu cơ Su-30 và Su-30MK2 của Nga mà Hà Nội đang có.

Hỏa tiển Brahmos

Mặc dù việc mua bán này sẽ không thuận thảo vì Ấn Độ không thể chuyển giao công nghệ quốc phòng tối tân cho Việt Nam, nhưng Ấn cũng đã tìm cách giúp Việt Nam huấn luyện chuyên viên về tàu ngầm. Hiện tại, Ấn cấp hơn 500 học bổng cho du học sinh Việt Nam và Ấn cũng đang huấn luyện Việt Nam về kỷ thuật nguyên tử chỉ “dùng cho dân sự”. Điều cần lưu tâm là nếu Việt Nam đồng ý cho Ấn sử dụng cảng Cam Ranh, việc chuyển giao kỷ thuật cao của hoả tiển Brahmos và cả công nghệ “hạt nhân nguyên tử” cho Việt Nam, có thể là những vấn đề mà cả Trung quốc, Hoa Kỳ, Nhật và các nước Đông Nam Á sẽ bị bất ngờ.

Chiến tranh Việt – Trung sẽ phải xảy ra để giải quyết những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Nhân dân Việt Nam không thể chấp nhận lãnh thổ càng lúc càng bị co cụm và nhục nhã trước tình trạng bị mất đất, mất biển. Đồng thời, dù lãnh đạo đảng CSVN có nhịn nhục, khiếp sợ đến cở nào thì Trung Quốc cũng phải chiếm các vùng biển Đông, vì nhu cầu chiến lược quân sự và tham vọng bá quyền. Hiện nay, Việt Nam đang nhịn nhục để mua thời gian, hiện đại hoá quân đội, chuẩn bị cho giai đoạn thử lửa, đối đầu và đánh trả nếu không còn sự chọn lưạ. Trung Quốc với tổng số chi tiêu cho ngân quỹ quốc phòng hàng năm trên 150 tỷ dollars và 2.5 triệu quân chính quy, nửa triệu quân Việt Nam không đủ vai vế để đương cự nếu chiến tranh bùng nổ. (*)

Sau cuộc chiến Việt - Trung 1979, Việt Nam đã bỏ mất cơ hội hiện đại hoá quân đội. Giờ mới bắt đầu thì đã muộn. Phải mất một thời gian dài, tốn nhiều tiền của, công sức, trí tuệ, quan hệ và sự khôn ngoan để Việt Nam đưa quân đội xứng với tầm cở thể kỷ 21. Tuy nhiên, đảng CSVN cần hiểu rằng quân đội chỉ có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khi quân đội “hy sinh để bảo vệ Tổ quốc chứ không bảo vệ đảng”, nhất là đảng đang “phản bội và đi ngược lại quyền lợi” của dân tộc.

Nếu chỉ dựa vào vũ khí quân sự tối tân thì vài chục năm sau Việt Nam cũng không đủ sức đối đầu với Trung quốc. Hiểm hoạ bị hán hoá trên nhiều lãnh vực, kể cả lãnh thổ là điều khả thi nếu Hà Nội chỉ biết bám vào sức mạnh của quân đội. Từ ngàn xưa, Trung Quốc luôn mạnh hơn Việt Nam nhưng Đại Hán vẫn không thể nuốt nổi An Nam. Chính nhờ vào lòng yêu nước, ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng của Vua tôi nước Nam mà Việt Nam còn hiện hữu đến hôm nay. Chiếm thành dễ, nhưng giữ thành khó. Đảng CSVN đã chiếm được đất nước Việt Nam nhưng không bao giờ giữ được lòng dân. Chế độ độc tài Hà nội cai trị dân dựa vào bạo lực, mất đi sức mạnh của trấn áp, chế độ công an trị sẽ bị đổ nhào. Kẻ chơi dao, chết vì dao. Chế độ bạo lực sẽ là nạn nhân của bạo lực. Lịch sữ đã minh chứng như vậy đối với các chế độ độc tài, bạo ngược, cuồng vọng như Tần Thủy Hoàng, Hitler, Mussolini, Ceausescu..v.v…

Hiện nay, Hà nội không thể huy động lòng yêu nước, ý chí quật cường và sức mạnh dân tộc để chống ngoại xâm. Một chế độ độc tài, đảng trị, mất lòng dân, không đủ khả năng bảo vệ Tổ Quốc khi bị ngoại xâm. Cho dù mưu toan thay tên, đổi đảng hay bỏ hẳn mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội, để được làm đồng minh của Mỹ, Nhật, Ấn cho thế trận Trung - Việt..v.v…vẫn không thể giải quyết được yếm thế của Hà Nội. Tứ bề thọ địch, ngoại công nội kích, chế độ độc đảng Hà nội khó tồn tại lâu dài trước nhiều áp lực. Chỉ một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ mới có thể giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ. Điều này chính là mục tiêu mà Nhân dân Việt Nam đang đấu tranh và những người yêu nước trong đảng CSVN cũng như các thế lực quốc tế không thể xem thường.

California, tháng 8 năm 2009

---------
(*) Military analysts can make an educated guess, however, and most say that China's real defense spending is two to four times what is officially stated. Beijing has announced an outlay of 351 billion yuan, or about US$45 billion for 2007, which means the real defense budget could be as high as US$180 billion. (The true about China’s Military)

Monday, August 3, 2009

Thông Báo

Đảng Dân Chủ Nhân Dân
The People's Democratic Party

Thông Báo

V/v: Trang Nhà Đảng DCND Bị Phá Hoại


California - ngày 3 tháng 8 năm 2009 - Chúng tôi xin trân trọng thông báo đến các cơ quan ngôn luận, độc giả, thân hửu và đảng viên Đảng DCND về tình trạng trang nhà của Đảng Dân Chủ Nhân Dân như sau:

- Ngày 1 tháng 8 năm 2009, trang nhà Đảng Dân chủ Nhân Dân ở địa chỉ ddcnd.org đã bị tin tặc (hackers) CSVN tấn công và tạm ngưng hoạt động. Hiện nay chúng tôi đang nổ lực hồi phục lại. Thời gian qua, trang nhà Đảng DCND đã được nhiều độc giả vào thăm, trung bình số lượng lên đến cả ngàn người mỗi ngày, trong đó có rất nhiều người đã vượt tường lửa từ Việt Nam. Dù ngăn chận bằng tường lửa nhưng CSVN vẫn lo sợ, vì vậy phải dùng biện pháp đánh sập trang nhà của Đảng DCND.

- Tạm thời trang nhà mới được lưu trử và phổ biến thông tin của Đảng Dân Chủ Nhân Dân ở địa chỉ: http://dangdcnd.blogspot.com/


Trân trọng,
T.M. Đảng DCND

Letter From US Senator Barbara Boxer

Dear Mr. Do:

Thank you for writing to me to express your support for the Vietnam Human Rights Act. I appreciate hearing from you, and I share your interest in promoting human rights in Vietnam.

I am pleased to announce that I reintroduced this legislation in the Senate on May 21, 2009 as S.1159.S.1159 would prohibit increased U.S. non-humanitarian assistance to the government of Vietnam until it takes substantial, verifiable steps to release political and religious prisoners, respect religious freedom, return confiscated properties, allow free and open access to refugee programs, respect the rights of ethnic minority groups, and end trafficking in persons.

Unless these requirements are met, this bill would require that any spending increase for U.S. non-humanitarian development, economic, trade, or security assistance be matched or surpassed by additional funding for programs that support human rights training, civil capacity building, and the rule of law.In support of workers' rights, the Vietnam Human Rights Act would also prohibit Vietnam from receiving duty-free treatment for the importation of goods into the United States until Vietnam improves its labor standards and demonstrates respect for the right to freedom of association.

Like you, I am troubled by Vietnam's record of human rights violations, a record that has yet to improve. According to the 2009 Annual Report of the United States Commission on International Religious Freedom, "Vietnam's overall human rights record remains poor, and has deteriorated since Vietnam joined the WTO in January 2007 . . . Over the past two years, the government has moved decisively to repress any perceived challenges to its authority, tightening controls on the freedom of expression, association, and assembly."

I support a strong U.S.-Vietnam relationship, but the continued growth of that relationship must be met with substantial progress toward improving human rights for the citizens of Vietnam.Again, thank you for writing to me. Please feel free to contact me again about this or other issues of concern to you.

Barbara Boxer
United States Senator

-------------

ÐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
The People's Democratic Party
http://ddcnd.org/main/


July 07, 2009

The Honorable Barbara Boxer
United States Senate
Washington, D.C. 20520

Dear Senator Boxer:

Re: Vietnam’s ongoing of crackdown dissidents and violation of human rights.

On the occasion of your effort to reintroduce The Vietnam Human Rights Act (S.1159) to address human rights abuses in Vietnam, including religious and political persecution, I am writing this letter to call your attention to Vietnam’s on going crackdowns of dissidents and violations of human rights.

- On June 13, 2009, Vietnam arrested attorney Le Cong Dinh, Mr. Tran Huynh Duy Thuc, Mr. Le Thang Long, Ms. Tran Thi Thu and Ms. Le Thi Thu Thu. All were accused of violating Article 88 of the Penal Code of the Socialist Republic of Vietnam, which alleged “dissemination of propaganda acts against The Socialist Republic of Vietnam”. In fact, these individuals are pro-democracy activists who bravely raise their voices to promote democracy and freedom for Vietnam.
- On July 7, 2009, Vietnam continues to arrest two more dissidents, Mr. Tran Anh Kim in Ha Noi and Mr. Nguyen Tien Trung in Saigon. Both also were accused of violating Article 88.
- In addition, five democratic activists including writer Nguyen Xuan Nghia, teacher Vu Hung, Mr. Ngo Quynh, Mr. Pham Van Troi and Ms. Pham Thanh Nghien were incarcerated in Hanoi since September 2008 without trials. All were accused of the same violation as the above-named detainees.

Being a member of United Nations Security Council, yet Vietnam continues to commit serious human rights abuses. Using detention to silent dissidents and fragrantly disregarding internationally respected human rights values. To date, many Vietnamese pro-democracy activists such as Father Nguyen Van Ly, lawyers Nguyen Van Dai, Le Thi Cong Nhan, Nguyen Bac Truyen, Tran Quoc Hien, Le Quoc Quan, Dr. Le Nguyen Sang, journalists Huynh Nguyen Dao and Truong Minh Duc, writer Tran Khai Thanh Thuy, Ms. Le Thi Kim Thu and many others have been arrested and suppressed for the peaceful expression of their political views.

- We call on Vietnam's government to accept open and direct dialogue with opposing political party; to end all baseless allegations and arbitrary detentions of pro-democracy activists. We urgently ask that they release these pro-democracy activists immediately.

- The People’s Democratic Party strongly protests and condemns the Vietnamese authorities for their repressive acts and call on the US Senators to urgently pass The Vietnam Human Rights Act (S.1159).

Sincerely,
Cong Thanh Do,
Spokesperson of The People’s Democratic Party

cc:
- Members of US Senate Committee on Foreign Relations, Sen. John Kerry, Sen. Richard Lugar, Sen. John Barrasso, Sen. Benjamin Cardin, Sen. Robert Casey, Sen. Bob Corker, Sen. Jim Demint, Sen. Christopher Dodd, Sen. Russell Feingold, Sen. Kirsten Gillibrand, Sen. John Isakson, Sen. Edward Kaufman, Sen. Robert Menendez, Sen. James Risch, Sen. Jeanne Shaheen, Sen. Jim Webb and Sen. Roger Wicker.
- Members of US Congressional Caucus on Vietnam: Reps. Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Chris Smith and Anh “Joseph” Cao.

Những Điềm Gở và Chữ "T"

Nhà thờ Tam Toà
• Lý Công Bằng – ĐDCND


Hiện tượng “Bát Đế Vân Du” xuất hiện thường xuyên mấy năm gần đây ở Đền Đô có thể là điềm báo về tuổi thọ 8 thập kỷ của đảng CSVN sắp hết. Hiện tượng rắn trắng quấn lên ngai các Hoàng Đế ở đền Trần (Nam Định) 3 ngày mồng 7,8,9 Tết Mậu Tý có thể là điềm báo thời điểm đất nước sang trang mới và sự trừng phạt dành cho những kẻ bán nước, hại dân đang đến gần. Hiện tượng sét đánh sập phần cổ lâu trên cửa An Hòa phía Bắc kinh thành Huế làm bộ rồng phượng tan tành vào 16 giờ ngày 4-6-2008, đúng dịp đảng CSVN lần đầu tiên cho tổ chức lễ tế Đàn Nam Giao cũng có thể cho chúng ta thấy sự không hài lòng của Đất Trời dành cho lực lượng lãnh đạo đất nước.

Hơn thế nữa, cũng tại Huế, khi lễ tế đàn Xã Tắc đang được diễn ra vào tối ngày 24-3-2009 thì cũng là thời điểm sấm sét nổ vang trời và đánh hư hại nặng cửa Quảng Đức. Phải chăng trong những lễ tế này, các lãnh đạo đã phạm thượng báo cáo lên Cao Xanh những công lao to lớn, trong khi dân chúng thì vẫn lầm than cơ cực. Xin lưu ý rằng: chữ An Hoà có nghĩa là An Lạc và Hoà Bình, còn Quảng Đức thì có lẽ người xưa muốn ngụ ý tới đức độ của vua rộng lớn vô biên. Nay chúng ta thấy, mới 2 lần các lãnh đạo nhà nước chính thức tổ chức long trọng tế lễ báo công với đất trời, thì cả 2 lần đều xuất hiện điềm gở. Phải chăng thời điểm các lãnh đạo Việt Nam hay nói chính xác hơn là ĐCSVN sẽ phải đối mặt với làn sóng bất tín nhiệm của toàn thể nhân dân đang đến rất gần? Điều này thì thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất.

Tuy nhiên, có tin đồn về “đoàn quân” sâu dóm trùng trùng điệp điệp đã xuất hiện từ nghĩa trang Trường Sơn tiến thẳng ra phía bắc đúng vào dịp ĐCSVN cho tổ chức tế lễ hương hồn các anh hùng liệt sĩ ở nơi đây. ĐCSVN không đời nào để cho “đoàn quân” đó đi quá xa cũng như tiết lộ tin tức này, vì sợ lòng dân bất an và dẫn đến bất tín vào lực lượng lãnh đạo của đất nước. Chính vì vậy mà đến địa phận tỉnh Nghệ An “đoàn quân” sâu dóm kia đã bị tiêu diệt bởi bức tường lửa theo đúng nghĩa đen của nó. Ngoài ra, tin đồn về Sấm Ký không biết tự bao giờ nhưng mới được phát hiện mấy năm nay ở Thăng Long Tứ Trấn (4 ngôi đền linh thiêng trấn 4 phương thành Thăng Long xưa) và đền Đồng Cổ (nơi các triều đại phong kiến thường tổ chức hội thề Trung- Nghĩa tại Thăng Long) bằng chữ Nôm, lại báo cho chúng ta biết được thời điểm chế độ độc tài sẽ kết thúc vào năm Thăng Long tròn 1000 tuổi.Gần đây hơn, người ta lại đồn đại với nhau về 2 câu lục bát, không biết xuất hiện từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ngẫm ra thì cũng có cái gì đó rất đáng để những ai quan tâm đến vận nước tham khảo:

“Bao giờ hội đủ chữ T
Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai” .

Ngay khi được nghe người ta buôn chuyện ở quán nước bên đường, tôi đã ngẫm nghĩ mãi. Dù gì thì câu thứ hai vẫn có vẻ như rõ nghĩa hơn câu thứ nhất. Tuy nhiên, làm thế nào để khám phá câu thứ nhất? Chữ T ở đây có phải là những từ như: Tham (tham nhũng), Tài (tài chính trong cơn khủng hoảng, hoặc cũng có thể là độc tài), Tây (Tây Nguyên với dự án bauxite và Hà Tây sáp nhập Hà Nội), Thổ (lãnh thổ bị xâm phạm), Trường (Trường Sa đang nguy biến), Thông (giao thông đang ùn tắc), Tấm (học tập Tấm gương đạo dức HCM) v.v…Hay là chữ T ở đây còn có nghĩa gì nữa? Chắc hẳn không thể đơn giản là vậy. Chuyện tham nhũng năm nào chẳng có, hoặc xuất hiện rồi thì cũng dai dẳng xử lý vài năm, như vậy biết lấy năm nào cho chữ Tham? Chuyện chữ Tài, Tây, Trường, Thông, Tấm… cũng vậy, chúng đều có thể kéo dài và chưa hẳn đã đến cùng và duy nhất một thời điểm. Do vậy, để đi tìm bí ẩn dự báo kia không thể dựa vào mấy chữ đó được. Có thể chữ T ở đây chỉ đơn giản là chữ Thời. Và nếu là chữ Thời thì ta có câu: “Bao giờ hội đủ chữ ThờiThượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”.

Nghe qua như vậy thì cũng hợp lý, nhưng nó không hợp lý ở chỗ là chưa cho ra một thời điểm, thời gian nào cụ thể cả. Nói chung chung như vậy thì ai chẳng nói được. Chữ T ở đây chắc phải có một hàm ý gì đó chứ không thể đoán biết đơn giản như thế. Chưa rõ đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không, nhưng chắc chắn Tình Thế hay Thực Trạng Tàn Tạ, Thất Tín của ĐCSVN đã được nhân dân ta cảm nhận ngay từ những gì tai nghe, mắt thấy. Thật vậy, ĐCSVN luôn muốn thể hiện sự đổi mới trong việc điều hành đất nước, nhưng tiếc thay, chẳng có mấy cái đổi mới ấy lại hợp với nguyện vọng và quyền lợi của đông đảo nhân dân. Việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội là một sai lầm và tổn thất khủng khiếp đối với nhân dân Hà Tây và đất nước, nhưng lại có lợi ích to lớn với các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN. Sự thay đổi cở bản những vị trí lãnh đạo của thủ đô là một dịp hót ra tiền của các Sếp lớn trên trung ương. Còn những cán bộ cấp tỉnh thành thì cũng tha hồ hưởng lợi khi giá đất lên cao ở toàn bộ địa bàn Hà Tây cũ mà họ đã dự tính được từ trước. Chính vì lẽ ấy mà Hà Tây vẫn thành Hà Nội bất chấp mọi dư luận. Chỉ sau 2 tháng sáp nhập thì toàn bộ Hà Nội bị chìm trong biển nước, đây là trường hợp chưa từng xảy ra trong lịch sử với trận mưa kỷ lục (có thể tình cờ mà trời đỏ mưa chứ chưa chắc đã có ý gì).

Chuyện ấy đã qua rồi nên không cần nói đến nhiều nữa. Nhưng cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì vẫn còn dai dẳng, và vô cùng tốn kém tiền của của nhân dân. Các lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN tiếp tục lấy hình ảnh ông Hồ Chí Minh ra để làm tấm gương sáng cho tất cả công dân Việt Nam. Có thể nói cuộc vận động học tập tấm gương này với một chi phí tốn kém nhất trong lịch sử từ xưa đến nay của nước ta. Kỳ thực, cuộc vận động học tập này còn kéo dài ngày nào thì khả năng đất nước còn suy đồi, còn lạc hậu và cảnh quan liêu, của quyền, hách dịch cũng như tham nhũng sẽ còn đến với quốc gia nhiều hơn nữa. Nếu như ông Hồ Chí Minh quả thực là ông thánh thì tại sao cứ nơi nào xuất hiện tượng của ông thì nơi đó lại có cảnh trái ngang, tham ô, hủ hoá, hách dịch cửa quyền đến như vậy? Chẳng phải trong bất kỳ một cơ quan nhà nước nào cũng có tượng ông Hồ đó sao??? Là người Việt Nam chắc hẳn mọi người còn nhớ, khi cuộc vận động học tập tấm gương này được phát động trong toàn quốc, thì cũng đúng vào thời điểm người ta cho khánh thành bức tượng đài bằng đá rất lớn tại quảng trường thành phố Vinh - quê hương ông Hồ. Từ đó đến nay, cứ nghe thấy đá bóng trên sân Vinh thì biết ngay là có bạo động ở thành phố này. Những tình tiết như vậy vẫn có thể chỉ là một vài tình cờ. Nhưng, thực tế từ khi phát động cuộc học tập tấm gương này thì tình trạng tham nhũng không những chẳng giảm sút mà còn tăng lên đáng kể với mức độ to lớn, tinh vi và hệ thống hơn. Còn có một sự trùng khớp đau lòng mà ai ai cũng biết. Xưa kia những ngôi chùa thuần tuý chỉ là nơi tu học Phật Pháp của các tăng ni phật tử, nhưng từ khi người ta đưa tượng ông Hồ vào thờ trong đó thì cũng là khi xuất hiện nhiều biểu hiện trái chiều với việc tu học Phật. Ngày một nhiều hơn những sư hổ mang, ngày một nhiều hơn cảnh tượng đua chen, ham hố tiền công đức, ham hố danh lợi của những vị tu hành – đây là một sự thật. Gần như chưa có ai phủ nhận ông Hồ là một tài năng chính trị. Tuy nhiên, ông Hồ lại dùng chính cái tài ấy phục vụ cho tham vọng cá nhân mà đưa cả dân tộc vào cuộc nội chiến, lầm than, chết chóc, và ngày nay vẫn còn cảnh nghèo nàn, lạc hậu, mất nhân quyền bởi thứ chủ nghĩa quái đản mà ông đã du nhập vào. Cuộc học tập theo tấm gương đạo đức này sẽ là một tai hoạ lâu dài cho tương lai dân tộc. Người ta cứ tiếp tục lừa mị nhau, lừa mị cả thánh thần và rồi sẽ đến lúc thánh thần cũng phải nổi giận.

Gần đây, khi dư luận trong và ngoài nước chưa kịp nguôi ngoai với những thông tin rằng có hay không chuyện các lãnh đạo Việt Nam cắt đất, dâng biển, dâng đảo cho Trung Quốc, thì câu chuyện khai thác Bauxite – Tây Nguyên lại làm cho bầu không khí bỗng nhiên như chảo lửa. Để cập nhật thông tin về vấn đề này, toàn thể nhân dân có thể vào trang website: http:// http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/http://www.bauxitevietnam.info của tập thể các nhà trí thức yêu nước. Nhìn chung, câu chuyện Bauxite – Tây Nguyên này là một quả bom tấn phát nổ sau hàng loạt những quả bom bi mà các lãnh đạo Việt nam đã reo rắc. Vụ nổ này khiến cho hầu hết các bậc lão thành cách mạng, đặc biệt là giới trí thức bừng tỉnh một giấc mơ dài về tính ưu việt, cũng như sự chân thành của ĐCSVN với nước, với dân.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mọi người nhận chân được bộ mặt lãnh đạo của ĐCSVN đã hủ hoá không thể cải tạo được? Nếu như là một cuộc xuống đường bất tín nhiệm với Đảng, hay một cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên trong lịch sử xảy ra thì sẽ vào thời điểm nào? Để đi tìm câu trả lời này xin được quay trở lại câu lục bát bí ẩn:

“Bao giờ hội đủ chữ T
Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”.

Vậy là thời gian nào? Mấy năm tới đây thì có những gì đặc biệt? Năm 2010 có liên quan gì đến chữ T hay không? Câu trả lời là cũng có thể! Vì năm 2010 là năm mà Thủ đô cũng như cả nước tổ chức đại lễ kỷ niệm “Thăng Long Nghìn Năm”. Theo chữ Hán Nôm thì chữ nghìn vẫn được gọi là “Thiên”, chữ năm thì được gọi là chữ “niên” hay chữ “Tuế”, còn chữ Long thì dân gian vẫn quen gọi là “Thìn”.

Việt Nam ngày 26 tháng 5 năm 2009

Nga Mỹ Đối Tác Xuất Cảng Vũ Khí Quân Sự Cho Hà Nội

Tàu ngầm Kilo
Trần Nam – ĐDCND
http://www.ddcnd.org/

Sau cuộc sụp đổ của hệ thống Liên Bang Sô Viết. Nga Sô đã đối diện với hàng loạt các khủng hoảng về kinh tế, xã hội, chính trị...Từ một cường quốc, giữ vai trò đối trọng với Hoa Kỳ trên nhiều lãnh vực, nhất là mặt quân sự. Nga bị lép vế khi bàn cờ chiến lược thế giới đã thay đổi. Sức mạnh của chính sách xuất cảng cách mạng đỏ nhường bước cho đồng đô la xanh. Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa trở thành chướng ngại vật đối với Nga trong tiến trình tư bản hoá. Hậu quả là Nga Sô càng lúc càng kiệt quệ, kinh tế suy sụp và xuống cấp một cách thê thảm, phải mượn nợ từ Ngân Hàng Thế Giới và các quốc gia phương Tây.

Từ vị trí chủ nhân ông, trở thành con nợ đã đẩy uy tín và danh vọng nước Nga trượt dần xuống hố. Điều này không những làm cho dân chúng thất vọng và bất mãn, mà riêng đối với các nhà lãnh đạo Nga, càng thấy có nhu cầu cần đề ra những giải pháp chính trị cấp bách.Xuất Cảng Vũ Khí hay Xuất Cảng Cách Mạng?Từ năm 2000, Nga đã chính thức cho biết sẽ xuất cảng vũ khí để có tiền theo đuổi các chính sách kinh tế. Phó Thủ Tướng, đặc trách về kỷ nghệ quốc phòng Nga Ilya Klebanov tuyên bố năm 2000 Nga sẽ xuất khẩu một số lượng vũ khí trị giá từ 4 đến 4.3 tỷ dollars. Ông cũng nói là Nga Sô sẽ thay đổi vị trí và chính sách đối với thị trường buôn bán vũ khí thế giới. Lần này, thay vì xuất cảng những thứ vụn vặt, không có độ cao về mặt kỷ thuật. Nga sẽ bán những vũ khí tối tân và đắt giá như máy bay chiến đấu cơ MIG, xe tăng T-90 v.v…. Và Nga sẽ bán luôn cả cho những quốc gia đang bị cô lập, bị coi có khuynh hướng yễm trợ khủng bố như Iraq, Libya.

Trong những năm 2000, Nga chiếm lĩnh một số lượng lớn trên thị trường buôn bán vũ khí quốc tế. Hơn 50% tổng số vũ khí Nga đã xuất cảng sang Trung cộng và Ấn Độ, 32% bán cho các quốc gia như Việt Nam, Iran, Hy Lap, Liên bang Á Rập và Algeria. Năm 1997, Nga bán được tổng số 2.5 tỷ dollars, đã sử dụng số tiền này để trả nợ cho Nam Hàn, Phần Lan, Hung gia Lợi và một số quốc gia khác. Bên cạnh mục đích kiếm tiền qua các mặt hàng vũ khí, Nga đang biểu lộ ý định sử dụng các hàng này làm lợi khí cho chính sách ngoại giao. Một mặt giữ mối liên hệ thương mại chặt chẽ với Trung Cộng, Ần Độ, mặt khác tạo thêm ảnh hưởng chính trị và uy tín với các quốc gia như Iran, Iraq, Lybia, Việt Nam.Tuy nhiên đó chỉ là những bước dọ dẫm ban đầu. Một số chính sách ngoại giao tại điện Cẩm Linh gần đây cho thấy các nhà lãnh đạo Nga đang muốn vực con gấu Nga đứng dậy. Nga đã ký với Bình Nhưỡng Hiệp Ước Hữu Nghị, qua đó Nga kỳ vọng Bắc Hàn sẽ giữ vị trí chiến lược làm cân bằng ảnh hưởng của Nga. Dĩ nhiên, Nga cũng không quên Hà Nội, quốc gia mà Nga đã từng ký kết Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác hồi tháng 11 năm 1978. Lúc đó mối quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Trung Cộng đang bị căng thẳng, vì lo sợ Bắc Kinh sẽ mở cuộc xâm lấn từ phía Bắc nên Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng CSVN đã vội vã liên minh với Liên Bang Sô Viết qua hiệp ước trên.

Chiến đấu cơ Su-30MK2

Từ lâu, Hà Nội biểu tỏ ý định muốn mua thêm các thiết bị vũ khí để tân trang quân đội. Hà Nội đã từng mua chiến đấu cơ Sukhoi-30 của Nga. Hiện nay, Việt Nam vừa là cựu đồng minh, vừa là bè bạn trong quan hệ thương mại. Nga đang từng bước thực hiện các sách lược ngoại giao mới để níu kéo các mối liên hệ và ảnh hưởng đối với các cựu đồng minh nhằm cân bằng quyền lực chính trị.

Liên Minh Với Trung Cộng

Quan hệ với Trung Cộng, Nga sử dụng chính sách đối ngoại khác. Theo dự đoán từ giới phân tích, từ năm 1992 đến 2006, Nga đã từng chuyển vũ khí trị giá 26 tỉ USD cho Bắc Kinh. Moscow đã bán cả trăm chiếc chiến đấu cơ Sukhoi Su-30 cho Trung Cộng. Sukhoi Su-30 là một trong những chiến đấu cơ tối tân và quan trọng của Nga. Khi đồng ý bán trên, chưa kể cho phép Trung cộng được quyền tự sản xuất thêm hàng trăm chiếc Su-30 nữa, Nga đã mặc nhiên coi Trung Cộng là đồng minh chiến lược trong thế liên minh đối đầu với Hoa Kỳ. Trung cộng cũng xác nhận sẽ tiếp tục mua thêm các vũ khí hạng nặng của Nga như tàu ngầm, tàu chiến và hỏa tiển điều khiển tầm xa, đồng thời dự định sẽ chi tiêu nhiều tỷ dollars cho các cuộc tập trận quân sự chung và nhiều dự án nghiên cứu quân sự khác trong tương lai.

Với tổng số nợ hàng trăm tỷ dollars, trung bình trả từ 12 đến 15 tỷ hàng năm cho Ngân Hàng Thế Giới và các quốc gia phương Tây. Nga đang bị kiệt quệ về kinh tế và khó có khả năng hoàn trả số nợ lớn trước viễn ảnh kinh tế tuột dốc. Món hàng vũ khí xuất cảng chỉ có thể giúp con nợ Nga cầm cự nữa chừng, không phải là phương án kinh tế chiến lược lâu dài. Chưa kể vũ khí Nga không phải là đối thủ của Hoa Kỳ khi phải cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.

Những chuyển dịch của chính sách đối ngoại tại điện Cẩm Linh cho thấy Nga đang đi những bước phiêu lưu. Đó là chủ trương vừa xuất cảng vũ khí để giải quyết cấp thời tình trạng kinh tế đang bị trì trệ, vừa xuất cảng chính sách ngoại giao mới để khôi phục lại vị thế và củng cố uy tín của Nga. Trường hợp các quốc gia nhỏ như Bắc Hàn, Việt Nam, Iran, Iraq, các nước thuộc Liên Bang Á Rập v.v..., Nga đã gia tăng tầm ảnh hưởng qua các hàng vũ khí chiến lược hạng nặng, một mặt đáp ứng nhu cầu kinh tế, mặt khác tạo được thế đối đầu, răn đe với các quốc gia phương Tây nếu có xung đột quân sự hoặc bất ổn trong vùng xảy ra.
Riêng Trung Cộng và Ần Độ, hơn 50% tổng số vũ khí đã giao dịch trong thời gian qua, cộng thêm các nổ lực phối hợp có tính liên minh quân sự nhằm chia vùng ảnh hưởng với Trung Cộng. Nga đã thực sự đang tiến hành đường hướng ngoại giao nguy hiểm, có thể lại làm đảo lộn trật tự thế giới.

Xung Đột Biển Đông - Mỏ Vàng Để Bán Vũ Khí

Trong năm 2009, Việt Nam đã đồng ý mua của Nga thêm 12 chiếc phản lực Su-30MK2 với tổng giá tiền hơn 500 triệu dollars, đồng thời lại chi thêm khoảng 1.8 tỷ dollars nữa để mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo, nhằm tân trang cho hải quân Việt Nam. Phản lực Su-30MK2 là loại chiến đấu, hai động cơ tối tân của Nga, do hảng Sukhoi chế tạo (Sukhoi Aviation Corporation). Có hai chổ ngồi, dùng cho không chiến và địa không chiến trong tất cả mọi tình huống, tốc độ tối đa 2,150km/hr và là đối thủ ngang hoặc trên chân F-15E Strike Eagle của Mỹ.

Riêng Kilo, là loại tàu ngầm tối tân, chạy êm nhất để tránh bị phát hiện. Kilo dùng để hoạt động trong lãnh vực tuần tra, do thám, ứng dụng như một loại vũ khí chống tàu ngầm và tàu chiến khi cần. Với trọng tải 2.300 tấn, lặn sâu tới 350 mét, thủy thủ đoàn gồm 57 người. Kilo mang theo 6 thủy lôi đối không và đối tàu ngầm (surface warface and anti-submarine warfare), loại bán kính 21 inches. Nếu không mang thủy lôi, Kilo có thể trang bị 24 trái mìn hay các loại hoả tiển tầm xa khác chống tàu ngầm và tàu chiến. Kilo dùng năng lượng điện khi chạy dưới nước và dùng dầu diesel khi nổi lên mặt nước. Dù rất hiệu quả trong hải chiến, bất cứ tàu ngầm nào cũng có thể bị hủy diệt rất dễ khi bị đối phương phát hiện trước.

Như vậy với 6 chiếc Kilo trong năm 2010, Việt Nam hy vọng có thể đối đầu lại 12 chiếc Kilo Trung Quốc đã mua từ Nga, chưa kể số lượng tàu ngầm do Trung quốc tự chế tạo gần đây.

Việt Nam là khách hàng quan trọng trong đối tác mua bán vũ khí với Nga sau Ấn Độ và Trung Quốc. Trong năm 2008, Nga đã bán được gần 9 tỷ mỹ kim về vũ khí quốc phòng cho nhiều nước. Trên thực tế, trong điều kiện hiện nay, để tân trang quân đội, Việt Nam chỉ có thề mua vũ khí từ Nga làm đối trọng với Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam bắt đầu chú ý đến vũ khí từ Ấn Độ, tuy nhiên dù sau thì Việt – Nga, từ những năm còn là đồng minh của quan hệ nước chủ nghĩa xã hội, vẫn tạo ra cảm giác dễ chiụ và thuận lợi, nhất là hàng tướng lãnh quân đội cao và trung cấp Việt Nam đã từng được Nga đào tạo. Mặc cho mối căng thẳng ở biển đông thế nào thì Nga vẫn có lợi nhất, vì vừa bán được vũ khí cho Việt Nam, vừa bán được cho Trung Quốc, Ấn và ngay cả Indonesia nữa.

Vũ Khí Của Mỹ?

Việt Nam rất muốn mua vũ khí hạng nặng của Mỹ nhưng với cơ chế độc tài đảng trị, chính phủ Hoa Kỳ rất khó thuyết phục giới Lập pháp Hoa kỳ thuận thảo cho những bước phiêu lưu quân sự. Tháng 4 năm 2007, qui định về giao dịch vũ khí được thông qua, cho phép Hoa Kỳ trao đổi và buôn bán với Việt Nam một số hàng quân sự ít tàn phá (nonlethal defense items) và sẽ được hai bên tái xét theo từng giai đoạn, từng trường hợp. Tháng 5 năm 2007, khi Tướng Tư lệnh Hải quân vùng Thái Bình Dương Dan Leaf viếng thăm Hà nội. Hoa Kỳ và Việt Nam đã thảo luận một số chi tiết về phương án huấn luyện quân sự cho quân đội Việt Nam. Trong cuộc gặp này, Việt Nam cũng đề nghị được mua lại các đồ phụ tùng quân sự của Mỹ, thay thế các vũ khí bị hư hỏng từ thời 1975, nhất là trang thiết bị cho máy bay trực thăng Huey của Mỹ. Mới đây, tháng 7 năm 2009, thông cáo của sứ quán Hoa kỳ cho biết không quân Việt Nam và Hoa Kỳ đang có những tiếp xúc nhằm tiến tới việc hợp tác trong tương lai.

Bản tường trình hồi tháng 2 năm 2009 của Bộ ngoại giao Mỹ trước các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ cho biết “ từ năm 2005 hai nước đã ký kết thoả ước IMET (International Military Educatoin Training). Thoả ước này đã từng bị giới lãnh đạo quân sự Việt Nam (thân Trung Quốc?) tìm mọi cách ngăn chận. (vì sợ ảnh hưởng?). Đây là thoả ước huấn luyện về quân sự, trao đổi, phối hợp một số hoạt đông và giáo dục cho quân đội Việt Nam”.

Tài khoản viện trợ cho IMET của Mỹ năm 2007 đã lên hơn 200 triệu mỹ kim và dự trù gia tăng cho những năm kế tiếp. Dù rất thèm khát các món hàng quân sự tối tân của Mỹ để tân trang cho quân đội. Việt Nam bị lúng túng trong quan hệ vì những vi phạm nhân quyền mà Hà Nội đã đặt chính phủ Hoa Kỳ vào vị trí khó xử, khó thuyết phục được dư luận Mỹ ủng hộ quan hệ quân sự mật thiết giữa hai nước. Nhận định chung của Lập pháp và ngay cả Hành pháp Hoa Kỳ là Việt Nam đang theo đuổi một chính sách hai mang. Trong đó, Hà nội cho phép một số cá nhân bất đồng chính kiến và tôn giáo được hoạt động hạn chế, nhưng ngược lại họ sẳn sàng thẳng tay đàn áp đối với một số đối tượng khác, nếu thấy nền cai trị độc đảng bị đe doạ. Chính giới ngoại vận Hoa Kỳ cũng xác nhận, những cuộc trấn áp kể từ sau 2007 thường được Hà Nội tiến hành rất nhanh, thô bạo và bất kể hậu quả về ngoại giao.

CSVN gần đây đột nhiên ra tay đàn áp các nhà bất đồng chính kiến một cách công khai, bất chấp những hậu quả xấu cho quan hệ ngoại giao. Điều này cho thấy, có chỉ dấu của những âm mưu thầm kín nhằm hạn chế “khả năng tiếp cận và quan hệ tốt giữa hai nước”, nhất là trong lãnh vực tìm kiếm đồng minh về đối tác quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.