Hiện tượng “Bát Đế Vân Du” xuất hiện thường xuyên mấy năm gần đây ở Đền Đô có thể là điềm báo về tuổi thọ 8 thập kỷ của đảng CSVN sắp hết. Hiện tượng rắn trắng quấn lên ngai các Hoàng Đế ở đền Trần (Nam Định) 3 ngày mồng 7,8,9 Tết Mậu Tý có thể là điềm báo thời điểm đất nước sang trang mới và sự trừng phạt dành cho những kẻ bán nước, hại dân đang đến gần. Hiện tượng sét đánh sập phần cổ lâu trên cửa An Hòa phía Bắc kinh thành Huế làm bộ rồng phượng tan tành vào 16 giờ ngày 4-6-2008, đúng dịp đảng CSVN lần đầu tiên cho tổ chức lễ tế Đàn Nam Giao cũng có thể cho chúng ta thấy sự không hài lòng của Đất Trời dành cho lực lượng lãnh đạo đất nước.
Hơn thế nữa, cũng tại Huế, khi lễ tế đàn Xã Tắc đang được diễn ra vào tối ngày 24-3-2009 thì cũng là thời điểm sấm sét nổ vang trời và đánh hư hại nặng cửa Quảng Đức. Phải chăng trong những lễ tế này, các lãnh đạo đã phạm thượng báo cáo lên Cao Xanh những công lao to lớn, trong khi dân chúng thì vẫn lầm than cơ cực. Xin lưu ý rằng: chữ An Hoà có nghĩa là An Lạc và Hoà Bình, còn Quảng Đức thì có lẽ người xưa muốn ngụ ý tới đức độ của vua rộng lớn vô biên. Nay chúng ta thấy, mới 2 lần các lãnh đạo nhà nước chính thức tổ chức long trọng tế lễ báo công với đất trời, thì cả 2 lần đều xuất hiện điềm gở. Phải chăng thời điểm các lãnh đạo Việt Nam hay nói chính xác hơn là ĐCSVN sẽ phải đối mặt với làn sóng bất tín nhiệm của toàn thể nhân dân đang đến rất gần? Điều này thì thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất.
Tuy nhiên, có tin đồn về “đoàn quân” sâu dóm trùng trùng điệp điệp đã xuất hiện từ nghĩa trang Trường Sơn tiến thẳng ra phía bắc đúng vào dịp ĐCSVN cho tổ chức tế lễ hương hồn các anh hùng liệt sĩ ở nơi đây. ĐCSVN không đời nào để cho “đoàn quân” đó đi quá xa cũng như tiết lộ tin tức này, vì sợ lòng dân bất an và dẫn đến bất tín vào lực lượng lãnh đạo của đất nước. Chính vì vậy mà đến địa phận tỉnh Nghệ An “đoàn quân” sâu dóm kia đã bị tiêu diệt bởi bức tường lửa theo đúng nghĩa đen của nó. Ngoài ra, tin đồn về Sấm Ký không biết tự bao giờ nhưng mới được phát hiện mấy năm nay ở Thăng Long Tứ Trấn (4 ngôi đền linh thiêng trấn 4 phương thành Thăng Long xưa) và đền Đồng Cổ (nơi các triều đại phong kiến thường tổ chức hội thề Trung- Nghĩa tại Thăng Long) bằng chữ Nôm, lại báo cho chúng ta biết được thời điểm chế độ độc tài sẽ kết thúc vào năm Thăng Long tròn 1000 tuổi.Gần đây hơn, người ta lại đồn đại với nhau về 2 câu lục bát, không biết xuất hiện từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ngẫm ra thì cũng có cái gì đó rất đáng để những ai quan tâm đến vận nước tham khảo:
“Bao giờ hội đủ chữ T
Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai” .
Ngay khi được nghe người ta buôn chuyện ở quán nước bên đường, tôi đã ngẫm nghĩ mãi. Dù gì thì câu thứ hai vẫn có vẻ như rõ nghĩa hơn câu thứ nhất. Tuy nhiên, làm thế nào để khám phá câu thứ nhất? Chữ T ở đây có phải là những từ như: Tham (tham nhũng), Tài (tài chính trong cơn khủng hoảng, hoặc cũng có thể là độc tài), Tây (Tây Nguyên với dự án bauxite và Hà Tây sáp nhập Hà Nội), Thổ (lãnh thổ bị xâm phạm), Trường (Trường Sa đang nguy biến), Thông (giao thông đang ùn tắc), Tấm (học tập Tấm gương đạo dức HCM) v.v…Hay là chữ T ở đây còn có nghĩa gì nữa? Chắc hẳn không thể đơn giản là vậy. Chuyện tham nhũng năm nào chẳng có, hoặc xuất hiện rồi thì cũng dai dẳng xử lý vài năm, như vậy biết lấy năm nào cho chữ Tham? Chuyện chữ Tài, Tây, Trường, Thông, Tấm… cũng vậy, chúng đều có thể kéo dài và chưa hẳn đã đến cùng và duy nhất một thời điểm. Do vậy, để đi tìm bí ẩn dự báo kia không thể dựa vào mấy chữ đó được. Có thể chữ T ở đây chỉ đơn giản là chữ Thời. Và nếu là chữ Thời thì ta có câu: “Bao giờ hội đủ chữ ThờiThượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”.
Nghe qua như vậy thì cũng hợp lý, nhưng nó không hợp lý ở chỗ là chưa cho ra một thời điểm, thời gian nào cụ thể cả. Nói chung chung như vậy thì ai chẳng nói được. Chữ T ở đây chắc phải có một hàm ý gì đó chứ không thể đoán biết đơn giản như thế. Chưa rõ đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không, nhưng chắc chắn Tình Thế hay Thực Trạng Tàn Tạ, Thất Tín của ĐCSVN đã được nhân dân ta cảm nhận ngay từ những gì tai nghe, mắt thấy. Thật vậy, ĐCSVN luôn muốn thể hiện sự đổi mới trong việc điều hành đất nước, nhưng tiếc thay, chẳng có mấy cái đổi mới ấy lại hợp với nguyện vọng và quyền lợi của đông đảo nhân dân. Việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội là một sai lầm và tổn thất khủng khiếp đối với nhân dân Hà Tây và đất nước, nhưng lại có lợi ích to lớn với các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN. Sự thay đổi cở bản những vị trí lãnh đạo của thủ đô là một dịp hót ra tiền của các Sếp lớn trên trung ương. Còn những cán bộ cấp tỉnh thành thì cũng tha hồ hưởng lợi khi giá đất lên cao ở toàn bộ địa bàn Hà Tây cũ mà họ đã dự tính được từ trước. Chính vì lẽ ấy mà Hà Tây vẫn thành Hà Nội bất chấp mọi dư luận. Chỉ sau 2 tháng sáp nhập thì toàn bộ Hà Nội bị chìm trong biển nước, đây là trường hợp chưa từng xảy ra trong lịch sử với trận mưa kỷ lục (có thể tình cờ mà trời đỏ mưa chứ chưa chắc đã có ý gì).
Chuyện ấy đã qua rồi nên không cần nói đến nhiều nữa. Nhưng cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì vẫn còn dai dẳng, và vô cùng tốn kém tiền của của nhân dân. Các lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN tiếp tục lấy hình ảnh ông Hồ Chí Minh ra để làm tấm gương sáng cho tất cả công dân Việt Nam. Có thể nói cuộc vận động học tập tấm gương này với một chi phí tốn kém nhất trong lịch sử từ xưa đến nay của nước ta. Kỳ thực, cuộc vận động học tập này còn kéo dài ngày nào thì khả năng đất nước còn suy đồi, còn lạc hậu và cảnh quan liêu, của quyền, hách dịch cũng như tham nhũng sẽ còn đến với quốc gia nhiều hơn nữa. Nếu như ông Hồ Chí Minh quả thực là ông thánh thì tại sao cứ nơi nào xuất hiện tượng của ông thì nơi đó lại có cảnh trái ngang, tham ô, hủ hoá, hách dịch cửa quyền đến như vậy? Chẳng phải trong bất kỳ một cơ quan nhà nước nào cũng có tượng ông Hồ đó sao??? Là người Việt Nam chắc hẳn mọi người còn nhớ, khi cuộc vận động học tập tấm gương này được phát động trong toàn quốc, thì cũng đúng vào thời điểm người ta cho khánh thành bức tượng đài bằng đá rất lớn tại quảng trường thành phố Vinh - quê hương ông Hồ. Từ đó đến nay, cứ nghe thấy đá bóng trên sân Vinh thì biết ngay là có bạo động ở thành phố này. Những tình tiết như vậy vẫn có thể chỉ là một vài tình cờ. Nhưng, thực tế từ khi phát động cuộc học tập tấm gương này thì tình trạng tham nhũng không những chẳng giảm sút mà còn tăng lên đáng kể với mức độ to lớn, tinh vi và hệ thống hơn. Còn có một sự trùng khớp đau lòng mà ai ai cũng biết. Xưa kia những ngôi chùa thuần tuý chỉ là nơi tu học Phật Pháp của các tăng ni phật tử, nhưng từ khi người ta đưa tượng ông Hồ vào thờ trong đó thì cũng là khi xuất hiện nhiều biểu hiện trái chiều với việc tu học Phật. Ngày một nhiều hơn những sư hổ mang, ngày một nhiều hơn cảnh tượng đua chen, ham hố tiền công đức, ham hố danh lợi của những vị tu hành – đây là một sự thật. Gần như chưa có ai phủ nhận ông Hồ là một tài năng chính trị. Tuy nhiên, ông Hồ lại dùng chính cái tài ấy phục vụ cho tham vọng cá nhân mà đưa cả dân tộc vào cuộc nội chiến, lầm than, chết chóc, và ngày nay vẫn còn cảnh nghèo nàn, lạc hậu, mất nhân quyền bởi thứ chủ nghĩa quái đản mà ông đã du nhập vào. Cuộc học tập theo tấm gương đạo đức này sẽ là một tai hoạ lâu dài cho tương lai dân tộc. Người ta cứ tiếp tục lừa mị nhau, lừa mị cả thánh thần và rồi sẽ đến lúc thánh thần cũng phải nổi giận.
Gần đây, khi dư luận trong và ngoài nước chưa kịp nguôi ngoai với những thông tin rằng có hay không chuyện các lãnh đạo Việt Nam cắt đất, dâng biển, dâng đảo cho Trung Quốc, thì câu chuyện khai thác Bauxite – Tây Nguyên lại làm cho bầu không khí bỗng nhiên như chảo lửa. Để cập nhật thông tin về vấn đề này, toàn thể nhân dân có thể vào trang website: http:// http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/http://www.bauxitevietnam.info của tập thể các nhà trí thức yêu nước. Nhìn chung, câu chuyện Bauxite – Tây Nguyên này là một quả bom tấn phát nổ sau hàng loạt những quả bom bi mà các lãnh đạo Việt nam đã reo rắc. Vụ nổ này khiến cho hầu hết các bậc lão thành cách mạng, đặc biệt là giới trí thức bừng tỉnh một giấc mơ dài về tính ưu việt, cũng như sự chân thành của ĐCSVN với nước, với dân.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mọi người nhận chân được bộ mặt lãnh đạo của ĐCSVN đã hủ hoá không thể cải tạo được? Nếu như là một cuộc xuống đường bất tín nhiệm với Đảng, hay một cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên trong lịch sử xảy ra thì sẽ vào thời điểm nào? Để đi tìm câu trả lời này xin được quay trở lại câu lục bát bí ẩn:
“Bao giờ hội đủ chữ T
Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”.
Vậy là thời gian nào? Mấy năm tới đây thì có những gì đặc biệt? Năm 2010 có liên quan gì đến chữ T hay không? Câu trả lời là cũng có thể! Vì năm 2010 là năm mà Thủ đô cũng như cả nước tổ chức đại lễ kỷ niệm “Thăng Long Nghìn Năm”. Theo chữ Hán Nôm thì chữ nghìn vẫn được gọi là “Thiên”, chữ năm thì được gọi là chữ “niên” hay chữ “Tuế”, còn chữ Long thì dân gian vẫn quen gọi là “Thìn”.
Việt Nam ngày 26 tháng 5 năm 2009
Hơn thế nữa, cũng tại Huế, khi lễ tế đàn Xã Tắc đang được diễn ra vào tối ngày 24-3-2009 thì cũng là thời điểm sấm sét nổ vang trời và đánh hư hại nặng cửa Quảng Đức. Phải chăng trong những lễ tế này, các lãnh đạo đã phạm thượng báo cáo lên Cao Xanh những công lao to lớn, trong khi dân chúng thì vẫn lầm than cơ cực. Xin lưu ý rằng: chữ An Hoà có nghĩa là An Lạc và Hoà Bình, còn Quảng Đức thì có lẽ người xưa muốn ngụ ý tới đức độ của vua rộng lớn vô biên. Nay chúng ta thấy, mới 2 lần các lãnh đạo nhà nước chính thức tổ chức long trọng tế lễ báo công với đất trời, thì cả 2 lần đều xuất hiện điềm gở. Phải chăng thời điểm các lãnh đạo Việt Nam hay nói chính xác hơn là ĐCSVN sẽ phải đối mặt với làn sóng bất tín nhiệm của toàn thể nhân dân đang đến rất gần? Điều này thì thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất.
Tuy nhiên, có tin đồn về “đoàn quân” sâu dóm trùng trùng điệp điệp đã xuất hiện từ nghĩa trang Trường Sơn tiến thẳng ra phía bắc đúng vào dịp ĐCSVN cho tổ chức tế lễ hương hồn các anh hùng liệt sĩ ở nơi đây. ĐCSVN không đời nào để cho “đoàn quân” đó đi quá xa cũng như tiết lộ tin tức này, vì sợ lòng dân bất an và dẫn đến bất tín vào lực lượng lãnh đạo của đất nước. Chính vì vậy mà đến địa phận tỉnh Nghệ An “đoàn quân” sâu dóm kia đã bị tiêu diệt bởi bức tường lửa theo đúng nghĩa đen của nó. Ngoài ra, tin đồn về Sấm Ký không biết tự bao giờ nhưng mới được phát hiện mấy năm nay ở Thăng Long Tứ Trấn (4 ngôi đền linh thiêng trấn 4 phương thành Thăng Long xưa) và đền Đồng Cổ (nơi các triều đại phong kiến thường tổ chức hội thề Trung- Nghĩa tại Thăng Long) bằng chữ Nôm, lại báo cho chúng ta biết được thời điểm chế độ độc tài sẽ kết thúc vào năm Thăng Long tròn 1000 tuổi.Gần đây hơn, người ta lại đồn đại với nhau về 2 câu lục bát, không biết xuất hiện từ đâu và có ý nghĩa như thế nào, nhưng ngẫm ra thì cũng có cái gì đó rất đáng để những ai quan tâm đến vận nước tham khảo:
“Bao giờ hội đủ chữ T
Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai” .
Ngay khi được nghe người ta buôn chuyện ở quán nước bên đường, tôi đã ngẫm nghĩ mãi. Dù gì thì câu thứ hai vẫn có vẻ như rõ nghĩa hơn câu thứ nhất. Tuy nhiên, làm thế nào để khám phá câu thứ nhất? Chữ T ở đây có phải là những từ như: Tham (tham nhũng), Tài (tài chính trong cơn khủng hoảng, hoặc cũng có thể là độc tài), Tây (Tây Nguyên với dự án bauxite và Hà Tây sáp nhập Hà Nội), Thổ (lãnh thổ bị xâm phạm), Trường (Trường Sa đang nguy biến), Thông (giao thông đang ùn tắc), Tấm (học tập Tấm gương đạo dức HCM) v.v…Hay là chữ T ở đây còn có nghĩa gì nữa? Chắc hẳn không thể đơn giản là vậy. Chuyện tham nhũng năm nào chẳng có, hoặc xuất hiện rồi thì cũng dai dẳng xử lý vài năm, như vậy biết lấy năm nào cho chữ Tham? Chuyện chữ Tài, Tây, Trường, Thông, Tấm… cũng vậy, chúng đều có thể kéo dài và chưa hẳn đã đến cùng và duy nhất một thời điểm. Do vậy, để đi tìm bí ẩn dự báo kia không thể dựa vào mấy chữ đó được. Có thể chữ T ở đây chỉ đơn giản là chữ Thời. Và nếu là chữ Thời thì ta có câu: “Bao giờ hội đủ chữ ThờiThượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”.
Nghe qua như vậy thì cũng hợp lý, nhưng nó không hợp lý ở chỗ là chưa cho ra một thời điểm, thời gian nào cụ thể cả. Nói chung chung như vậy thì ai chẳng nói được. Chữ T ở đây chắc phải có một hàm ý gì đó chứ không thể đoán biết đơn giản như thế. Chưa rõ đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không, nhưng chắc chắn Tình Thế hay Thực Trạng Tàn Tạ, Thất Tín của ĐCSVN đã được nhân dân ta cảm nhận ngay từ những gì tai nghe, mắt thấy. Thật vậy, ĐCSVN luôn muốn thể hiện sự đổi mới trong việc điều hành đất nước, nhưng tiếc thay, chẳng có mấy cái đổi mới ấy lại hợp với nguyện vọng và quyền lợi của đông đảo nhân dân. Việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội là một sai lầm và tổn thất khủng khiếp đối với nhân dân Hà Tây và đất nước, nhưng lại có lợi ích to lớn với các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN. Sự thay đổi cở bản những vị trí lãnh đạo của thủ đô là một dịp hót ra tiền của các Sếp lớn trên trung ương. Còn những cán bộ cấp tỉnh thành thì cũng tha hồ hưởng lợi khi giá đất lên cao ở toàn bộ địa bàn Hà Tây cũ mà họ đã dự tính được từ trước. Chính vì lẽ ấy mà Hà Tây vẫn thành Hà Nội bất chấp mọi dư luận. Chỉ sau 2 tháng sáp nhập thì toàn bộ Hà Nội bị chìm trong biển nước, đây là trường hợp chưa từng xảy ra trong lịch sử với trận mưa kỷ lục (có thể tình cờ mà trời đỏ mưa chứ chưa chắc đã có ý gì).
Chuyện ấy đã qua rồi nên không cần nói đến nhiều nữa. Nhưng cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì vẫn còn dai dẳng, và vô cùng tốn kém tiền của của nhân dân. Các lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN tiếp tục lấy hình ảnh ông Hồ Chí Minh ra để làm tấm gương sáng cho tất cả công dân Việt Nam. Có thể nói cuộc vận động học tập tấm gương này với một chi phí tốn kém nhất trong lịch sử từ xưa đến nay của nước ta. Kỳ thực, cuộc vận động học tập này còn kéo dài ngày nào thì khả năng đất nước còn suy đồi, còn lạc hậu và cảnh quan liêu, của quyền, hách dịch cũng như tham nhũng sẽ còn đến với quốc gia nhiều hơn nữa. Nếu như ông Hồ Chí Minh quả thực là ông thánh thì tại sao cứ nơi nào xuất hiện tượng của ông thì nơi đó lại có cảnh trái ngang, tham ô, hủ hoá, hách dịch cửa quyền đến như vậy? Chẳng phải trong bất kỳ một cơ quan nhà nước nào cũng có tượng ông Hồ đó sao??? Là người Việt Nam chắc hẳn mọi người còn nhớ, khi cuộc vận động học tập tấm gương này được phát động trong toàn quốc, thì cũng đúng vào thời điểm người ta cho khánh thành bức tượng đài bằng đá rất lớn tại quảng trường thành phố Vinh - quê hương ông Hồ. Từ đó đến nay, cứ nghe thấy đá bóng trên sân Vinh thì biết ngay là có bạo động ở thành phố này. Những tình tiết như vậy vẫn có thể chỉ là một vài tình cờ. Nhưng, thực tế từ khi phát động cuộc học tập tấm gương này thì tình trạng tham nhũng không những chẳng giảm sút mà còn tăng lên đáng kể với mức độ to lớn, tinh vi và hệ thống hơn. Còn có một sự trùng khớp đau lòng mà ai ai cũng biết. Xưa kia những ngôi chùa thuần tuý chỉ là nơi tu học Phật Pháp của các tăng ni phật tử, nhưng từ khi người ta đưa tượng ông Hồ vào thờ trong đó thì cũng là khi xuất hiện nhiều biểu hiện trái chiều với việc tu học Phật. Ngày một nhiều hơn những sư hổ mang, ngày một nhiều hơn cảnh tượng đua chen, ham hố tiền công đức, ham hố danh lợi của những vị tu hành – đây là một sự thật. Gần như chưa có ai phủ nhận ông Hồ là một tài năng chính trị. Tuy nhiên, ông Hồ lại dùng chính cái tài ấy phục vụ cho tham vọng cá nhân mà đưa cả dân tộc vào cuộc nội chiến, lầm than, chết chóc, và ngày nay vẫn còn cảnh nghèo nàn, lạc hậu, mất nhân quyền bởi thứ chủ nghĩa quái đản mà ông đã du nhập vào. Cuộc học tập theo tấm gương đạo đức này sẽ là một tai hoạ lâu dài cho tương lai dân tộc. Người ta cứ tiếp tục lừa mị nhau, lừa mị cả thánh thần và rồi sẽ đến lúc thánh thần cũng phải nổi giận.
Gần đây, khi dư luận trong và ngoài nước chưa kịp nguôi ngoai với những thông tin rằng có hay không chuyện các lãnh đạo Việt Nam cắt đất, dâng biển, dâng đảo cho Trung Quốc, thì câu chuyện khai thác Bauxite – Tây Nguyên lại làm cho bầu không khí bỗng nhiên như chảo lửa. Để cập nhật thông tin về vấn đề này, toàn thể nhân dân có thể vào trang website: http:// http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/http://www.bauxitevietnam.info của tập thể các nhà trí thức yêu nước. Nhìn chung, câu chuyện Bauxite – Tây Nguyên này là một quả bom tấn phát nổ sau hàng loạt những quả bom bi mà các lãnh đạo Việt nam đã reo rắc. Vụ nổ này khiến cho hầu hết các bậc lão thành cách mạng, đặc biệt là giới trí thức bừng tỉnh một giấc mơ dài về tính ưu việt, cũng như sự chân thành của ĐCSVN với nước, với dân.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mọi người nhận chân được bộ mặt lãnh đạo của ĐCSVN đã hủ hoá không thể cải tạo được? Nếu như là một cuộc xuống đường bất tín nhiệm với Đảng, hay một cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên trong lịch sử xảy ra thì sẽ vào thời điểm nào? Để đi tìm câu trả lời này xin được quay trở lại câu lục bát bí ẩn:
“Bao giờ hội đủ chữ T
Thượng tầng thất thế tạ tàn chẳng sai”.
Vậy là thời gian nào? Mấy năm tới đây thì có những gì đặc biệt? Năm 2010 có liên quan gì đến chữ T hay không? Câu trả lời là cũng có thể! Vì năm 2010 là năm mà Thủ đô cũng như cả nước tổ chức đại lễ kỷ niệm “Thăng Long Nghìn Năm”. Theo chữ Hán Nôm thì chữ nghìn vẫn được gọi là “Thiên”, chữ năm thì được gọi là chữ “niên” hay chữ “Tuế”, còn chữ Long thì dân gian vẫn quen gọi là “Thìn”.
Việt Nam ngày 26 tháng 5 năm 2009
No comments:
Post a Comment