Wednesday, December 9, 2009

Những Chiến Sĩ Dân Chủ Chuyên Nghiệp

Tài Liệu Nghiên Cứu Đảng Dân Chủ Nhân Dân

Bài này được viết và ph biến li đ cp nht hoá thêm các nghip v. Ch ý ca tác gi là góp kinh nghim thc tin đ làm hành trang cho các Chiến sĩ Dân ch nói chung và Đng viên Đng Dân ch Nhân dân nói riêng trên bước đường đu tranh đòi T do, Dân ch cho Vit Nam.


Khi người dân vượt lên trên nỗi sợ hãi, thì chế độ cường quyền phải sụp đổ. Hãy cứ tưởng tượng một ngày đẹp trời nào đó, 10% dân số Sài Gòn và Hà Nội, có chừng nửa triệu người đã bừng tỉnh, không còn biết sợ đàn áp và bạo lực. Người người đi biểu tỉnh, nhà nhà rủ nhau tập trung trước Tòa thị chính, lăng Ba Đình, nhà thờ Đức Bà, dinh Độc lập; thanh niên sinh viên bỏ học, nhân viên các công sở bỏ làm, taxi ngừng chạy, trai gái, trẻ già muôn người như một tràn ngập đường phố để biểu lộ một điều duy nhất: “Chúng tôi không còn sợ hãi chế độ nữa”. Hãy cứ tưởng tượng đi thì bạn sẽ thấy thật tuyệt vời, và không phải chỉ có bạn là người mộng mơ thôi đâu. Cả bộ máy mật vụ đàn áp của Hà Nội cũng đã tưởng tượng ra điều này rồi. Và đó chính là cơn ác mộng của họ.

Bạn ạ, điều này không phải là không thể xảy ra. Nó đã từng xảy ra trên các đường phố thủ đô Warsawa, trên các đại lộ của Praha, Berlin, Budapet, Bucaret, Moscow, Saint Petesburg, và hầu hết các thành phố lớn của nơi người ta gọi là thành trì của chủ nghĩa cộng sản: Liên bang Sô viết ... thì nếu có xảy ra tại Sài Gòn và Hà Nội cũng đâu có gì đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, đường vinh quang bao giờ cũng bắt đầu bằng khổ hạnh. Cuộc cách mạng tại Đông Âu và Liên Sô đã được khởi đầu bằng những con số không to tướng. Trong thời kì trứng nước của các lực lượng dân chủ ở các nước Cộng sản, đã có biết bao tù đày, đàn áp và tất nhiên là kèm theo nhiều vụ thủ tiêu. Nhưng thời cực thịnh của các chế độ cường quyền này đã không làm các chiến sĩ đấu tranh tự do dân chủ chùng bước, thì khi chế độ này bắt đầu thoái trào, cơn cường nộ dân chủ đã kéo sụp hàng loạt các cơ chế độc tài là điều bất khả vãn hồi.

Trong các cuộc cách mạng, dù cách mạng nhung hay cách mạng đỏ, vai trò tiên phong và trụ cột của các Đảng, đoàn thể, tổ chức, cá nhân nhằm hướng dẫn, bảo v và chỉ đạo đám đông, giữ vai trò thiết yếu và có ảnh hưởng trọng đại đến yếu tố thành bại. Trong đó, tính chuyên nghiệp và khoa học của Đảng, đoàn thể, tổ chức, cá nhân rất cần thiết để đảm bảo cho cuộc cách mạng không bị đàn áp hoặc phá hỏng. Để đối đầu với bộ máy mật vụ, công an dày đặc trong các nước cộng sản, nhu cầu chuyên nghiệp hóa cán bộ đấu tranh là tối quan trọng.

Không thể đưa một người chưa bao giờ làm công tác bí mật đảm nhiệm một trọng trách có thể dẫn đến nguy hại toàn bộ tổ chức. Không thể chuyển giao công việc từ người làm công tác công khai và người đảm nhận công tác bí mật mà bỏ qua giai đoạn chuyển tiếp và ngăn chặn. Tất cả những kĩ thuật đấu tranh ngầm và công khai đều được đúc kết bằng kinh nghiệm xương máu và đau xót của nhiều năm tháng chông gai. Người muốn hoạt động ngầm hay công khai trực diện với chế độ đều phải được huấn luyện hoặc tự trang bị cho mình một số kĩ thuật đấu tranh cơ bản nhất để tồn tại, nếu không muốn bị mất nhiều thời gian vô ích trong nhà tù cộng sản.

Cộng sản Đông Đức là một trong những nhà nước có hệ thống mật vụ, công an tinh vi và khắc nghiệt nhất. Theo ước lượng của giới tình báo, có khoảng một nửa điện thoại dân chúng ở Đông Đức bị đặt máy nghe lén. Hệ thống mật vụ cộng sản Đông Đức đã thâm nhập, lũng đoạn và khống chế cả quan hệ cá nhân, tình cảm gia đình. Họ đã tổ chức được mạng lưới mật báo trong gia đình, bạn bè, thân tộc. Cha theo dõi con, vợ báo cáo mật vụ, công an hoạt động của chồng v.v... là chuyện bình thường.

Vì vậy, nguyên tắc hoạt động ngầm đã được lực lượng dân chủ ở Đông Đức nhắc đi nhắc lại: “Phải phối hợp giữa hoạt động công khai và bí mật”. Các nguyên tắc hoạt động ngầm phải được nghiên cứu kĩ. Nhiều thanh niên tham gia phong trào chống đối không biết đến các nguyên tắc này, vì vậy rất hời hợt, ngây thơ. Các biện pháp bảo toàn an ninh thường không biết đến hoặc coi nhẹ. Phải thật chú ý và thận trọng, đòi hỏi thần kinh phải vững chãi, có tính nguyên tắc và bản lĩnh, có khi phải thay đổi nếp sống. Nếu vi phạm các nguyên tắc, có thể dẫn đến tổn thất nặng nề, ảnh hưởng đến toàn bộ phong trào, gây ra những hậu quả không thể lường trước.

Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần gửi cán bộ đi huấn luyện tình báo, an ninh và đặc vụ tại các nước cộng sản Đông Âu và Liên Sô, trong đó huấn luyện tại Đông Đức được coi như một đặc quyền và hứa hẹn nhiều tương lai thăng tiến. Hà Nội đánh giá cao các kĩ thuật trấn áp của mật vụ Đông Đức, vì vậy các kĩ thuật theo dõi, tra vấn, đàn áp phong trào chống đối và kể cả các trang thiết bị cho an ninh, tình báo đều đã được Hà Nội gần như sao chép lại của Đông Đức. Tuy nhiên, khi thấy bộ máy mật vụ cộng sản Đông Đức đổ nhào và mặc dù đã được trang bị tận răng cũng vẫn bó tay trước trào lưu tự do dân chủ, thì nhà cầm quyền Hà Nội ăn ngủ không yên. Hà Nội đang lo sợ trước viễn ảnh các lực lượng đấu tranh, phong trào, tổ chức và cá nhân tranh đấu cho tự do, dân chủ càng lúc càng được chuyên nghiệp hóa.

Để giảm thiểu thiệt hại cho các phong trào và lực lượng đấu tranh dân chủ, và để đạt hiệu quả cao nhất trong lãnh vực hoạt động ngầm lẫn công khai, một số nguyên tắc trong công việc hoạt động bí mật đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm và học hỏi từ các lực lượng đấu tranh dân chủ Đông Âu và Việt Nam. Các nguyên tắc này cần phổ biến sâu rộng, cần thuộc nằm lòng các nguyên tắc này để gia tăng hiệu năng và bảo vệ phong trào.

Mục tiêu của bài viết này vẫn là “mỗi chiến sĩ dân chủ phải là một chuyên viên cách mạng dày dạn kinh nghiệm và bản lĩnh để dẫn dắt đám đông vượt qua nỗi sợ hãi”. Để khi đám đông ngửng đầu, kiêu hãnh đối diện trước bạo lực, ngục tù, cũng là lúc tiếng vang của hồi chuông khai tử báo rằng: chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sang trang.

1. Biệt danh: Tất nhiên những người hoạt động bí mật đều phải sử dụng những biệt danh. Chỉ sử dụng biệt danh trong nhóm và khi cần thiết. Cần phải thay đổi thường xuyên và rất thận trọng trong liên lạc qua thư từ, điện thoại. Tránh sử dụng thường trong khi trao đổi dễ gây nghi ngờ, nhất là qua điện thoại vì đề phòng bị nghe lén. Biệt danh cần phải tự nhiên, đơn giản. Không nên có những đặc điểm riêng dễ nhận biết, dễ phân biệt. Chính cơ quan công an Việt Nam thời kì trứng nước đã được Phòng nhì của Pháp dạy cho một bài học về việc này, cả một tổ hoạt động nội thành bị bắt vì biệt danh đều mang họ Trần: Trần Quốc Hoàn, Trần Phong, Trần Bi, ...

2. Nhóm: Để bảo vệ cho cả tổ chức lớn, nên chia nhỏ thành nhiều nhóm hoạt động. Một nhóm hoạt động không nên vượt quá số ấn định từ 3 đến 5 người. Cách biệt liên hệ của nhóm, các nhóm không biết và quan hệ với nhau. Chỉ có trưởng nhóm hoặc người chịu trách nhiệm liên lạc được biết cách liên lạc khi cần thiết.

3. Địa điểm lưu trú: Cơ quan công an cộng sản tỏ ra khá thành công trong việc quản lí khu vực và đăng kí nhân khẩu. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều kẽ hở để có thể vượt qua họ. Rất tiếc là chúng tôi không thể đưa ra mọi phương pháp trong tài liệu công bố công khai này. Khi đi đến một địa phương khác, lưu ý không nên ở các khách sạn lớn của cơ quan nhà nước, (kể cả một số khách sạn của cơ quan an ninh mang vỏ bọc tư nhân), ở những nơi này thường dễ bị gắn các thiết bị nghe nhìn lén. Chúng có thể ghi lại hình ảnh một cách vô tình hoặc có điều khiển, do vậy hết sức cảnh giác với mỗi việc làm có thể gây sự chú ý hoặc gây nguy hại cho bản thân.

Khi lưu trú tại một chỗ lạ cần thử nghiệm xem có bị theo dõi và lục soát hay không. Một phương pháp kinh điển là sử dụng sợi tóc hoặc vật rất nhỏ cho vào đồ dùng hay vali hành lí để đánh dấu. Bất cứ một sự lục soát nào của người khác sẽ làm mất đánh dấu này. Một cách khác là ghi nhớ những vị trí rất ngẫu nhiên, đã là ngẫu nhiên thì không thể có trùng lặp. Đồ dùng để trông rất tự nhiên và bừa bộn nhưng nếu ai tò mò đụng đến sẽ không thể hồi phục lại vị trí ngẫu nhiên này. Tuy nhiên, phương pháp này dùng cho những người đã có kinh nghiệm, cẩn thận và có trí nhớ tốt. Tất nhiên, đây chỉ là phương pháp để kiểm nghiệm xem mình có bị theo dõi hay không, còn việc quan trọng hơn là dù có bị theo dõi cũng không thể lục soát được chứng cứ gì cho họ.

Chỗ ở thỉnh thoảng cần bất ngờ thay đổi. Khi rời chỗ lưu trú tạm thời, không để lại bất cứ đồ vật gì, kể cả rác thải hoặc đồ vật gì có thể để lại dấu vết như: vé tàu, xe, máy bay, tất cả các loại chứng từ ghi lại các địa chỉ, địa danh, các loại bao bì, túi nilon có ghi các địa chỉ. Đồ vật gì có thể tiêu hủy được thì bỏ vào bồn toilet. Nếu không tiêu hủy được thì gói gọn vào một bọc nhỏ và tìm chỗ thật an toàn thủ tiêu.

4. Địa điểm hội họp: Không nên tổ chức hội họp tại nhà riêng. Đặc biệt ở các địa phương miền Bắc, người dân vẫn có thói quen hay để ý đến những công việc của hàng xóm, việc quản lí địa bàn rất chặt chẽ từ tổ dân phố. Tất nhiên, những nơi công cộng đông người đi lại như nhà ga, bến xe, sân bay cũng là những nơi luôn có mật vụ rình rập. Các trinh sát ngoại tuyến, trinh sát hình sự và phòng chống ma túy luôn trà trộn ở những chỗ này. Do vậy, những nơi này không thể là những địa điểm gặp gỡ. Nếu có điều kiện, tốt nhất tổ chức họp ở những vùng ngoại thành hoặc thành phố nhỏ, không lộ liễu và quá trống trải. Có thể chọn công viên, vườn hoa làm nơi họp. Chỗ họp phải thay đổi thường xuyên, không có bất cứ một địa điểm nào cụ thể cố định. Thống nhất những dấu hiệu thông báo an toàn hoặc nguy hiểm cho mỗi thành viên biết trước khi gặp mặt.

5. Đề phòng ghi hình và nghe lén: Dụng cụ nghe lén hoặc ghi hình lén ở trong phòng thường đặt ở trên đèn treo, đèn trang trí, hộp tín hiệu báo cháy, đèn bàn, điện thoại, dưới thảm v.v... Trong trường hợp phải gặp mặt ở những nơi này phải kiểm tra thật kĩ trước khi họp. Phải chuyển điện thoại sang một nơi khác, nếu không được thì phải phủ lên một tấm mền. Cần có một radio nhỏ trong khi họp, thứ nhất là để dò tìm microphone nghe lén, bằng cách mở radio vặn lên đến âm lượng cao nhất, cầm radio đi quanh phòng xem vị trí nào âm thanh phát tiếng ồn nhất, gần chỗ đó có thể có đặt microphone; thứ hai là trong khi họp có thể mở radio để gây nhiễu âm thanh nếu máy nghe lén đặt ở những vị trí bên ngoài. Phương pháp dò trên đây không hoàn toàn bảo đảm, vì hiện tại với kĩ thuật tân tiến, máy dò lén có thể được gắn trực tiếp ở nhà bên cạnh , hoặc treo cao trên trần nhà. Cần phải hiểu rõ rằng: việc ghi âm và ghi hình lén thật ra chỉ là chứng cứ trinh sát. Có nghĩa là: chỉ là bằng chứng để cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh, khai thác chứ không được pháp luật công nhận là chứng cứ buộc tội. Rất đáng tiếc rằng, cho đến bây giờ, do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đa số người dân còn không nhận thức được điều đó nên sau khi bị cơ quan công an dùng những cơ sở này để phủ đầu là liền chấp nhận thúc thủ. Tuy nhiên, việc cẩn trọng đề phòng bị nghe lén và ghi hình lén là rất cần thiết. Cần tránh tối đa các hoạt động gây nguy hại vì đây là những cơ sở rất quan trọng đầu tiên để cơ quan mật vụ làm áp lực buộc phải đầu hàng họ.

6. Thời gian: Trước mỗi lần họp cần thống nhất thời gian trong nhóm. Khi có người đến trễ hơn quá 5 phút mà không có báo trước thì phải lập tức giải tán. Trước khi họp nên cử người kiểm tra địa điểm trước, nếu có dấu hiệu không ổn thì phải thay đổi địa điểm và thời gian ngay. Ngày giờ họp chính thức nên có những thống nhất ngầm là phải sớm hoặc trễ hơn những thông tin thông báo với nhau một khoảng thời gian nào đó, để tránh trường hợp cơ quan mật vụ nghe được. Dù trò chơi này họ cũng biết rất rõ nhưng sẽ gây ra những khó khăn và làm mất thời gian của họ.

Khi tiến hành một hoạt động nào đó nên tránh những thời gian nhạy cảm. Trong thời điểm có những lễ hội, kỉ niệm, các lực lượng vũ trang: công an và quân đội, thường đặt trong tình trạng “cấm trại”, các đơn vị đều trực ban 24/24h, phản ứng nhanh, việc rà soát tại địa bàn sẽ chặt chẽ hơn. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng các hoạt động truyền tin vào đêm khuya là tránh được sự để ý. Thật ra, càng về khuya lưu lượng giao dịch trên các mạng thông tin càng ít đi, việc quản lí càng dễ dàng hơn.

7. Tẩy xóa những dấu vết nguy hiểm: Nơi ở của những người hoạt động bí mật cần phải “sạch sẽ”. Không chứa tài liệu, sách báo, truyền đơn, danh sách điện thoại, e-mail, hình ảnh ... cũng như các kĩ thuật in ấn để gây liên lụy. Những thứ này nên cất giữ ở các nhân sự trung lập, hoặc đảm bảo tuyệt đối bí mật. Có thể cất ở những nơi không liên quan đến cá nhân mình và cũng không gây hệ lụy cho những người có liên quan, như nông trại, nhà kho bỏ hoang ... nhưng phải đảm bảo không bị mất mát. Trong điều kiện hiện nay, đa số các thông tin, tài liệu đều nằm dưới dạng các file. Vì vậy việc lưu giữ được dễ dàng, tốt nhất là sử dụng các ổ USB di động. Tất cả các file tài liệu lưu giữ trong ổ USB di động đều phải được mã hóa và dùng mật mã bảo vệ (việc này sẽ được đề cập cụ thể hơn ở bài viết “Những chiến sĩ dân chủ thời đại”).

Tuyệt đối không thường xuyên mang bên mình, chỉ mang theo ổ USB khi cần sử dụng. Phải có những chỗ cất dấu đặc biệt, an toàn, không gây hư hỏng. Đặc biệt trong máy điện thoại cá nhân không được lưu giữ những số điện thoại của những thành viên khác hoặc những số điện thoại để mật vụ có thể từ đó tìm ra các manh mối. hình ảnh v.v.. Việc phải ghi nhớ các số điện thoại, địa chỉ e-mail, mật mã (password) của hộp thư điện tử cũng là một đòi hỏi khó khăn, tuy nhiên đây là một đòi hỏi bắt buộc đối với những người hoạt động bí mật. Nếu sơ xuất ghi lại ở bất cứ một nơi nào đấy thì sẽ có thể gây ra những đổ vỡ khôn lường. Cũng có những nguyên tắc để ghi nhớ những địa chỉ và những con số đó, tuy nhiên phải đòi hỏi một thời gian tập huấn ngắn. Có một phương pháp để ghi lại những địa chỉ đó mà cơ quan mật vụ không phát hiện ra được là sử dụng mật mã, mỗi người tự nghĩ cho mình những mật mã và tự giải mã theo cách hiểu riêng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những rủi ro và không dễ dàng hơn việc phải tự ghi nhớ trong đầu là bao nhiêu.

8. Hộp thư: Liên lạc qua một hộp thư chết tránh bị lộ hơn, tuy nhiên sẽ mất thời gian hơn. Chọn các nơi công cộng, ít người qua lại như: công viên, nghĩa trang, cột đèn, cây cổ thụ, bức tường, bảng quảng cáo v.v... đều thích hợp làm hộp thư chết để liên lạc. Nên thống nhất các qui tắc an toàn để thông báo cho nhau về tình trạng của hộp thư. Các thông báo, qui định an toàn này cần đặt cách hộp thư một khoảng cách nhất định. Đặt hộp thư ở những nơi trống trải thường dễ bị theo dõi bằng ống nhòm, cần phải ý thức được điều này khi bỏ và nhận thư.

Cần thiết lập ra những “hộp thư chết” điện tử. “Hộp thư chết” điện tử là những địa chỉ e-mail mà những người muốn giao dịch với nhau đều được biết mật mã để dễ dàng kiểm tra tin tức và thông báo tin tức cho nhau. Những tin tức không cần gửi đến một e-mail khác mà được lưu vào phần Draft. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng khi lưu tin tức vào Draft thì sẽ không bị lộ vì tin tức không được chuyển đi. Thật ra, thì những thông tin đó đều phải lưu chuyển đến một trạm nào đó của Yahoo, Hotmail hay Gmail đặt trong khu vực, cho nên mật vụ vẫn có thể theo dõi được sự lưu chuyển này. Để đảm bảo an toàn cho hộp thư chết, cần thường xuyên thay đổi password.

9. Mạng lưới thông tin và báo động: Cần thiết lập một mạng lưới thông tin để trong trường hợp nguy hiểm phải nhanh chóng thông báo, tránh trường hợp bị vây bắt toàn bộ. Dự trù các trường hợp bị bao vây, cô lập, giới nghiêm, không phương tiện di chuyển v.v... Mạng lưới truyền tin cần thiết lập theo phương pháp thông tin đến một tổ (an toàn nhất là báo miệng, nhưng trong trường hợp khẩn cấp và ở xa nhau thì không thể dùng cách này), tổ này có trách nhiệm lập tức báo tin đến tổ khác để báo động cho toàn mạng. Mạng thông báo và báo động phải dự trù tình thế khó khăn và cấp bách nhất để ứng phó nhằm bảo tồn lực lượng và phong trào.

Qui ước các tín hiệu báo hiệu khi nguy hiểm. Qui ước những thông báo này bằng các dấu hiệu nhắn tin trên điện thoại di động, các dấu hiệu gửi trên e-mail hoặc Chat. Có biện pháp báo hiệu nguy hiểm cho các thành viên khác kể cả khi bị cơ quan mật vụ bắt ép phải liên lạc. Biện pháp này mỗi nhóm tự qui ước với nhau những cách thức riêng. Chúng tôi sẽ không nêu lên những chi tiết quá cụ thể ở đây.

10. Truyền đơn: Không bao giờ in ấn và phân phối truyền đơn mà không bảo vệ dấu vân tay. Truyền đơn có thể phát tán bằng cách nhúng nước cho ướt, đặt trên mái nhà hoặc các vị trí cao. Sau khi khô thì truyền đơn sẽ bị gió cuốn đi. Có thể bó vào bong bóng và thả bay, bay lên cao bong bóng sẽ nổ và truyền đơn tự rớt xuống. Việc phát tán truyền đơn, tờ rơi vẫn là rất cần thiết đối với những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những tầng lớp dân nghèo. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, phương tiện Internet chính là công cụ để phát tán thông tin hiệu quả gấp hàng ngàn lần việc rải những tờ rơi. Song việc làm này lại đòi hỏi ở những chiến sĩ dân chủ một sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, cùng một chút hiểu biết về tin học. Đây là một hình thức đấu tranh mà chế độ cộng sản rất lo sợ và đang tìm cách đối phó.

11. Mật mã: Không có mật mã nào tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên dùng sách để trao đổi mật mã hiệu quả và ít bị lộ. Chỉ bị thua khi có nội phản. Hai nhân sự dùng hai cuốn sách giống nhau, dùng những chữ trong cuốn sách để liên lạc như mật khẩu. Cách này không cần khóa mật mã mà vẫn dịch được nội dung cần thông tin. Mật vụ rất rành các phương pháp thông tin và liên lạc này, tuy nhiên để giải mã và có quả tang thì hầu như đành bó tay, trừ trường hợp họ có cuốn sách của bạn trong tay. Nếu không thể sử dụng mật mã, trong các trao đổi thông tin nên có những qui ước để ngầm hiểu, không nên nói đích danh đến một sự việc nào đó, danh tính nào đó. Phương pháp này còn được gọi nôm na là nói tiếng lóng. Như vậy, nếu có nội phản hoặc cơ quan mật vụ có thu âm được cũng không có cơ sở để bắt bớ, buộc tội.

  1. Phương pháp di chuyển, tránh theo dõi: Không nên đi lại thường xuyên trên một con đường, luôn thay đổi lộ trình, không theo một nguyên tắc nào. Khi đi ra ngoài đường, chú ý các nhân sự xung quanh . Để ý xem có những khuôn mặt nào lạ lai vãng quanh nơi mình trú ngụ không? Có người nào hay đi phía sau hoặc cùng với mình trên đường, bên kia đường không? Thỉnh thoảng cần dừng lại để ý (khi dừng lại nên có những cử chỉ tự nhiên như: xem một biển hiệu nào đó, cột dây dày, nhìn vết bẩn trên áo, bấm số điện thoại di động v.v...) hoặc thay đổi tốc độ di chuyển khi nhanh khi chậm sẽ dễ nhận ra. Nếu cần thiết thì quay ngược lại hướng đi hoặc lẩn vào những chỗ công cộng đông người, nhiều cửa ra như siêu thị, chợ, bến tàu xe ... để cắt đuôi. Cần quan sát và cảnh giác những đối tượng lạ mặt xuất hiện đột xuất trước nhà hoặc khu vực lân cận như người ăn xin, sửa xe, bán vé số, xe ôm, cyclo, taxi. Đây là một lực lượng rất cơ động và dày đặc trong hệ thống mật vụ cộng sản. Những lễ kỉ niệm như 30/4 và 2/9/, hội nghị thượng đỉnh Á-Âu, riêng lực lượng này ở Hà Nội và Sài Gòn cũng đã tới gần vạn người. Chế độ cộng sản không công khai những chi tiết này nhưng có thể nói rằng không một chiến công nào của công an lại không có sự đóng góp của những lực lượng trinh sát này. Họ rất thầm lặng và cơ động, là tai mắt rất quan trọng của mật vụ. Trong một số vụ xử án có liên quan đến tôn giáo họ lại được cạo đầu, mặc áo tôn giáo để trà trộn vào phòng xử án nhằm ngăn chặn các nguy cơ, đàn áp tôn giáo, lừa bịp, che mắt dư luận Thế giới và nắm bắt các thông tin, nắm các đối tượng chống đối. Vì vậy, việc cảnh giác trước mọi tai mắt trong xã hội cộng sản là việc làm rất quan trọng, đòi hỏi phải tinh ý, tỉnh táo.

Đặc biệt, trong điều kiện hiện tại hệ thống mật vụ ngầm này đã được trang bị thêm rất nhiều công cụ hỗ trợ như phương tiện liên lạc đặc chủng, phương tiện theo dõi, nghe nhìn, nhận dạng, mạng lưới lại dày đặc khắp nơi. Vì vậy, đối phó với họ không chỉ đơn giản như những thủ thuật trong tiểu thuyết trinh thám hoặc những bộ phim hình sự. Những thủ đoạn lẽo đẽo theo đuôi đằng sau đã rất ít xảy ra, phương pháp mới của họ bây giờ là theo kiểu rùa chạy đua với thỏ, có nghĩa là: ở trên mọi nẻo đường nào cũng đều có thể có lực lượng tiếp sức. Do vậy, để nhận biết ra họ và né tránh, đòi hỏi phải có một kĩ năng khá chuyên nghiệp và khéo léo. Có một số nguyên tắc cần nắm vững như sau: không bao giờ xuất phát, trở về hoặc đến một địa điểm nào đấy theo một lộ trình, bằng một phương tiện. Không bao giờ đón xe taxi, cyclo hay xe ôm ngay trước cửa nhà, tốt nhất là đi ra một khoảng khá xa, đón một phương tiện bất kì, ngẫu nhiên đang di chuyển trên đường. Lực lượng mật vụ sẽ không thể cài bẫy hoặc bám theo, nhưng họ hoàn toàn có thể ghi lại số xe Taxi hoặc Honda ôm để thẩm vấn, điều tra. Vì vậy không bao giờ đi những phương tiện công cộng đó đến tận địa điểm cần đến. Cần ngừng ở một khoảng cách khá xa, trước hoặc sau địa điểm cần đến. Nếu cần thiết và thật cẩn thận nên thay đổi nhiều phương tiện khác nhau trên quãng đường đi.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, chủ yếu vẫn dùng phương tiện di chuyển cá nhân. Để đảm bảo an toàn trong điều kiện giao thông rất tồi tệ, việc đi lại là một vấn đề khó khăn. Không thể vì muốn cắt đuôi một đối tượng nào đó mà có thể chạy nhanh, chạy ẩu, gây tai nạn. Tốt nhất là đi qua những ngõ hẻm ngoắt nghéo, hoặc những khu cư xá vắng người sẽ rất dễ nhận ra các đối tượng theo dõi. Việc tập xác định chính xác thời điểm chuyển đèn tín hiệu giao thông cũng là cần thiết, để khi phương tiện vừa đến là đèn vàng bật sáng thì kẻ bám đuôi sẽ bị chặn lại. Thật ra lực lượng mật vụ này cũng nhiều lần bị “qua mặt”, bị “ăn khói”, bị “leo cây”, do vậy điều quan trọng nhất đối với những chiến sĩ dân chủ vẫn không ngoài sự cảnh giác.

Trong những lần thực hiện các công việc, nhiệm vụ hoặc hội họp. Nên đi lại bình thản, không tỏ thái độ lo lắng, sốt ruột, vội vàng, lấm lét. Đầu tóc, trang điểm (nếu là nữ giới), trang phục đơn giản. Không để bất kì một đặc điểm nhận dạng nào, không đeo đồ trang sức, không nên mang túi xách. Nếu có vật dụng phải mang theo thì sử dụng loại túi xách rất phổ thông, đơn giản. Nên tìm hiểu, nghiên cứu kĩ lộ trình trước khi xuất phát, tránh việc phải hỏi thăm đường nhiều người.

13. Phương pháp liên lạc: Việc liên lạc giữa các cá nhân trong nhóm không nên tiến hành quá thường xuyên. Việc họp hành cũng chỉ tổ chức khi thật cần thiết. Tất cả các liên lạc gián tiếp (có hỗ trợ của các phương tiện) đều không an toàn bằng trực tiếp. Khi liên lạc với những người lạ đề phòng bị ghi âm, ghi hình, có những người thứ ba làm nhân chứng. Nếu không đảm bảo biện pháp an toàn, kiên quyết từ chối, không giao dịch. Mật vụ có thể tạo ra những bằng chứng và nhân chứng giả để bức hại. Khi có những dấu hiệu nghi ngờ như: người lạ để ý hoặc các cuộc điện thoại gọi đến nói bâng quơ, các số điện thoại lạ gọi đến, dứt khoát không nghe, không trả lời. Khi đã bị cơ quan mật vụ theo dõi đặc biệt thì việc tiếp điện thoại di động sẽ cho biết khu vực của bạn đang ở. Vì vậy trong những cuộc họp phải tắt điện thoại di động.

Khi trao đổi nên qui ước sử dụng cách nói để ngầm hiểu, không nói vấn đề quá rõ ràng. Không nêu lên các danh tính, địa chỉ, địa danh cụ thể, các con số cụ thể. Vừa trao đổi vừa diễn đạt bằng tay hoặc các dấu hiệu. Nếu có những người xung quanh, vừa trao đổi công việc vừa nói chuyện bâng quơ. Khi nói bâng quơ thì nói lớn hơn một chút.

Một nội dung rất quan trọng và đã gây ra nhiều khó khăn cho người đấu tranh dân chủ, đó là việc liên hệ với nhau để liên kết lại, tập hợp lực lượng đấu tranh dân chủ thành những tổ chức thống nhất và lớn mạnh. Điều cản trở lớn nhất mà lâu nay các cá nhân, tổ chức bí mật trong nước và các cá nhân, tổ chức ở hải ngoại không liên lạc được với nhau đó chính là không tìm ra cách thức liên lạc an toàn. Thông thường người ta chỉ biết được nhau qua những bài viết, qua những địa chỉ thư điện tử. Mà những địa chỉ thư điện tử đã được nhiều người biết thì tất nhiên các cơ quan mật vụ cũng đã theo dõi. Nếu liên hệ với nhau và tìm cách thông báo thay đổi hộp thư điện tử thì đương nhiên những thông báo đó cũng đến tay các cơ quan mật vụ. Vậy, làm thế nào để cắt được những “cái đuôi” đó? Thật ra có một biện pháp hoàn toàn có thể công bố công khai mà cơ quan mật vụ vẫn hoàn toàn bó tay. Như thế này nhé, cứ hình dung là bạn đang bị một tên virus “mật vụ” bám theo, vậy muốn tách rời nó ra thì phải kết hợp hai biện pháp: tốc độ và phương tiện. Để “tăng tốc” bạn phải dùng phương pháp online, có nghĩa là bạn sẽ phải hẹn với nhau trao đổi trực tiếp bằng phương pháp Chat chứ không thể offline bằng e-mail như trước đây. Ngay sau khi Online thì bạn phải thay đổi “phương tiện” (lúc này virus “mật vụ” vẫn đang bám theo được bạn), có nghĩa là bạn sẽ dùng Chat thông báo cho nhau một số điện thoại (người ở hải ngoại thông báo, tất nhiên là những số điện thoại không có nguồn gốc) và lập tức bạn gọi điện thoại (không phải là điện thoại thuê bao) để thông báo cho nhau những hộp thư chết hoặc địa chỉ e-mail an toàn (lúc này tên virus “mật vụ” đã bị cắt đuôi). Sau khi trao đổi xong lập tức thủ tiêu Sim điện thoại. Nếu bạn sử dụng số điện thoại thuê bao hoặc sử dụng lại Sim điện thoại này một lần nữa sẽ đồng nghĩa với việc bạn chuẩn bị được mời đến làm việc với các cơ quan mật vụ.

14. Phương pháp đánh lạc hướng: Cần tự trang bị một số kiến thức về cách đánh lạc hướng cơ quan mật vụ. Thật ra, những mưu chước của cổ nhân vẫn là những biện pháp rất hoàn hảo, như: “dương Đông kích Tây”, “hư hư, thực thực”, “đánh vào chỗ bất kì, nhằm khi bất ý” ... nếu chúng ta biết vận dụng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan mật vụ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc này. Chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết, bởi vì nếu cứ thường xuyên gây ra những dấu hiệu này thì cũng chẳng khác nào khai với họ là bạn đang làm một việc gì đó muốn che dấu họ. Điều mà cơ quan mật vụ khó chịu nhất là bị “qua mặt”. Các bộ phận mật vụ thường làm việc rất kiên nhẫn, cần mẫn, lại có sẵn các phương tiện trong tay. Nếu càng gây ra cho họ nhiều khó chịu thì chỉ càng khích lệ họ bám riết bạn chặt chẽ hơn.

Quan trọng hơn là việc hiểu biết về các biện pháp đánh lạc hướng để dự đoán trước những thủ đoạn của cơ quan mật vụ. Cơ quan mật vụ được đào tạo rất bài bản về các biện pháp nghiệp vụ này. Nếu bạn cũng nắm vững một số kĩ năng thì sẽ dễ dàng né tránh và vượt qua.

15. Các mặt an toàn khác: Một số khu vực công cộng và các điểm nút giao thông thường có máy quay Camera để theo dõi các sinh hoạt. Tại Hà Nội và Sài Gòn, hiện đã có đặt các loại máy quay này. Bề ngoài là dùng cho an toàn giao thông, nhưng thực sự chính là để theo dõi các động tĩnh trong xã hội. Đặc biệt trong điều kiện hiện tại, các thiết bị Camera rất dư thừa, có sẵn từ trên máy điện thoại di động đến nơi công cộng và cả ... nhà vệ sinh. Nên cẩn trọng với mỗi hành động, công việc có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Lưu ý những thiết bị Camera và WebCam trong các cơ sở dịch vụ Internet. Tránh sử dụng computer nhiều lần tại một địa điểm. Nhiều phần mềm gián điệp (Spyware) như phần mềm ghi nhớ các thao tác trên bàn tính, phần mềm đánh cắp password, phần mềm kiểm tra các thông tin cá nhân, phần mềm ghi lại các thói quen của người sử dụng v.v... được mật vụ cài đặt ở khắp nơi. Tại các điểm dịch vụ Internet các thông tin của người sử dụng được lưu giữ lại một lần nữa nơi máy chủ, cho nên bạn không thể xóa bỏ được hết các nội dung đã lướt trên Web, cùng những thông tin và địa chỉ đã liên lạc. Nếu họ biết được bạn đang sử dụng Internet ở đâu (biết được IP) thì đều có thể kiểm soát được bạn từ xa. Nếu muốn biết chi tiết và chính xác hơn họ sẽ kiểm tra nơi máy chủ và trực tiếp Computer mà bạn sử dụng. Trong trường hợp đó các thông tin đã liên lạc cùng hộp thư (e-mail) và mật mã (pasword) của bạn sẽ bị lộ và bị theo dõi thường xuyên các trao đổi của bạn với những địa chỉ khác. Việc bảo đảm an toàn thông tin là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp, để chi tiết và đầy đủ hơn chúng tôi sẽ trở lại nội dung này ở một bài viết sau: “Những chiến sĩ dân chủ thời đại”.

Không dùng nước bọt để dán tem, dán phong bì vì có thể phân chất. Không dùng găng tay len vì để lại nhiều dấu vết. Trong điều kiện khí hậu miền Nam không cho phép sử dụng găng tay, khi gửi thư cần phải dán tem hoặc dán bao thư nên dùng cạnh bàn tay hoặc đầu móng tay. Giữ phong thư bằng cách kẹp giữa hai cạnh ngón tay. Tốt nhất là hoàn tất mọi thủ tục này ở một nơi nào đó trước khi đi gửi.

Không để lại các dấu tay, bút tích hoặc dấu vết đặc biệt ở những khu vực cần giữ bí mật. Trong khi thực hiện một công việc được giao, hoặc di chuyển đi lại giữa các địa phương tránh dùng thẻ rút tiền tự động. Cơ quan mật vụ có thể tìm ra tung tích chủ tài khoản và các dấu vết qua sự lưu chuyển của đồng tiền. Nên chuẩn bị trước những khoản tài chính đầy đủ trong suốt quá trình thực hiện một công việc.

Phải hết sức lưu ý khi sử dụng điện thoại di động. Trong điều kiện các kĩ thuật tin học phát triển, việc các virus lây truyền qua điện thoại di động ra đời sẽ gây thêm các trở ngại cho người sử dụng. Việc sử dụng các máy điện thoại càng hiện đại đồng nghĩa với các mối hiểm nguy càng cao. Không nên sử dụng nhiều Sim điện thoại trong cùng một máy. Trong quá trình di chuyển, nếu có dấu hiệu bị theo dõi phải tắt điện thoại di động. Dù sao việc sử dụng điện thoại di động để liên lạc vẫn khó phát hiện ra vị trí hơn là điện thoại cố định. Tuy nhiên, khi bạn đang bị họ theo đuổi nếu bạn nhận hoặc gọi điện thoại thì sẽ có thiết bị để khoanh vùng ra vị trí của bạn.

Chúng tôi hiểu rằng, tài liệu này sẽ không hấp dẫn đa số những người đọc. Song chúng tôi hi vọng rằng nó sẽ là những thông tin cần thiết đối với những chiến sĩ đã, đang và sẽ dấn thân trên con đường đấu tranh dân chủ. Dĩ nhiên, còn có rất nhiều điều hệ trọng khác cần ghi nhớ và học hỏi. Song, với một tài liệu mang tính chất phổ biến rộng rãi chúng tôi chỉ được phép nêu lên những biện pháp tương đối phổ thông và không bị hoá giải khi công bố công khai. Những phương pháp sơ đẳng này có thể có những nội dung đã không cần sử dụng đến trong điều kiện xã hội hiện tại, song chúng tôi vẫn cố gắng trình bày chi tiết nhằm mục đích thông tin đầy đủ nhất. Ta biết, địch cũng biết, nhưng nếu địch biết mà ta không biết thì ta bị thiệt thòi. Nhiệt tình cách mạng cần có nhưng chưa đủ. Không thể đi vào con đường đấu tranh như chú cừu non trước nanh vuốt của bầy sói. Lực lượng đấu tranh còn rất mỏng, không thể cứ lấy sự mất mát hi sinh làm những bài học kinh nghiệm.

Phối hợp nhiệt tình và chuyên nghiệp là hành trang cần thiết để đạt được thành quả. Kinh nghiệm là bài học quí báu nhất và thực tế bao giờ cũng phong phú hơn lí thuyết.

Tháng 1 - 2006

Hoàng Bách Việt (Hà Nội - Việt Nam)

Trần Nam (California - Hoa Kỳ)

Saturday, November 21, 2009

Activists Condemn Latest Hanoi Sentences

Published: Oct. 12, 2009 at 11:34 AM
http://www.upi.com/Top_News/Special/2009/10/12/Activists-condemn-latest-Hanoi-sentences/UPI-45421255361688/


HO CHI MINH CITY, Vietnam, Oct. 12 (UPI) -- Democracy groups have condemned the latest sentencing of activists by Hanoi's mostly closed-session "kangaroo" courts, saying the fight for free speech goes on.

A court in the northern port city of Haiphong sent six more pro-democracy activists to prison for periods ranging from two to six years only days after two other men were given three years each.

The majority were found guilty under the country's catch-all Article 88 of the criminal code of spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam. Some of the accused were believed to be members of the free-speech Web-savvy group Bloc 8406 formed three years ago.
The charges stem from an August 2008 incident in which all six of the activists hung banners from overpass bridges along busy roads in Haiphong and neighboring areas. Wording on the banners criticized the lack of multiparty democracy.

But the banners also slammed the Communist Party for "losing" some of the internationally disputed Spratly Islands to China and other nations. About 45 of the more than 600 tiny Spratly reef islands in the South China Sea are currently occupied by small numbers of military forces from the People's Republic of China, Taiwan, Malaysia, the Philippines and Vietnam.

None of the accused confessed to the charges against them, media reports said. Those sentenced on Friday include writer Nguyen Xuan Nghia, 60. As the group's leader, he received the longest jail sentence, six years.

Land-rights activist Nguyen Van Tuc, 45, got four years in prison. Former Communist Party member Nguyen Manh Son, 66, writer Nguyen Van Tinh, 67, and university student Ngo Quynh, 25, were given three years each.

All five of the accused got three years on probation after their sentences are finished.
Electrician Nguyen Kim Nhan, 60, received two years in jail and two years probation.

"The individuals have committed no crimes and were only exercising their rights to freedom of expression by peaceful means," the foreign-based Peoples' Democratic Party said in a written statement published by many Web sites including the Viet Catholic News.

"The Vietnam Communist Party has ignored these basic human rights, continued to crack down and used harsh sentences to silence pro-democracy activists. The People's Democratic Party strongly condemns the trials and sentencing. We call upon our members and the Vietnamese people at home and abroad to continue fighting for human rights, freedom and democracy for Vietnam."

The statement was written by party spokesperson Nam Tran, 50, whose real name is Cong Thanh Do, an engineer living in San Jose, Calif. In 2006 he and he wife were arrested while on a family visit to Phan Thiet in southern Vietnam. They were released after only a few hours. His family said at the time that he was accused of conspiring to set up a terrorist attack on the U.S. Consulate in Ho Chi Minh City, according to a report on the Web site of Reporters Sans
Frontiers. He was probably detained for what he posted on the Web, noted RSF.

The sentences were "predetermined," according to the California-based Vietnam Reform Party, also called Viet Tan. The activists, along with cyber-activist Pham Thanh Nghien, arrested in September 2008 but who has yet to be formally charged, are all innocent, Viet Tan said on its Web site.

"The kangaroo trials this week have demonstrated to the Vietnamese people and the international community that contrary to its denials, the Hanoi regime does hold political prisoners."

Viet Tan said that it believed Hanoi "effectively banned public discussion on Vietnamese territorial claims in order to placate political patrons in Beijing."

In a connected incident, according to Viet Tan, writer Tran Khai Thanh Thuy and her husband, Do Ba Tan, were beaten in their Hanoi homes and taken away by undercover police. The incident happened after the couple had visited with groups protesting outside the courthouse of the trials. They were beaten with bricks and threatened with AIDS-infected needles, the Viet Tan Web site reported.

The current round of sentencing began last week when three people, including high school physics teacher Vu Hung, 43, and a poet, Tran Duc Thach, both received jail terms of up to three years. Vu Hung's brief comment at his trial was that he simply wanted his voice to be heard.
© 2009 United Press International, Inc. All Rights Reserved.

Order reprints

Thursday, November 5, 2009

Urgent News

The People's Democratic Party
dangdanchunhandan@yahoo.com


URGENT NEWS: Vu Hung, Jailed Dissident’s Life Is In Danger

November, 5, 2009 - Vu Hung, a teacher and pro-democracy activist has been on hunger strike since October 7, 2009 after Hanoi authorities sentenced Hung to three years’s imprisonment and three year of “house arrest”. His life is in danger due to serious illness and month-long hunger strike.

On Wednesday November 4, 2009, his wife Mrs. Ly Thi Tuyet Mai came to visit him at New Hoa Lo prison in Hanoi, she was told Vu Hung was no longer available to see her. But reliable sources told her, due to his health has deteriorated rapidly, fearing Vu Hung’s life is in danger, the prison guards have rushed him to the hospital.

Ha noi authorities charged Vu Hung and many other pro-democracy activists as writer Nguyen Xuan Nghia, student Ngo Quynh, Mr. Pham Van Troi, poet Tran Duc Thach, Mr. Nguyen Van Tinh on recent trials in Ha Noi and Hai Phong to violate of Vietnam criminal code, Article 88 for “propagating materials to against the state”. In fact, Hung only hanged the below banner in Hanoi on July 28, 2008, calling for “Democracy, Multi-Party System and Anti-Corruption” in Vietnam.

Banner calls for democracy, multi-party and anti-corruption in Ha Noi

To protest the unfair and unjust verdict, Vu Hung staged hunger strike since then. Currently, Vu Hung is probably taken to a Ministry of Public Security’s Hospital 198 in Hanoi for urgent treatment after he has totally collapsed due to hunger strike almost 30 days in New Hoa Lo prison.

Vu Hung also protests Vietnam jail’s conditions where the government has used prison system to terrorize and dehumanize the pro-democracy activists. In New Hoa Lo prison and all of other Vietnam prison camps, many hardcore criminals are being jailed together with the political prisoners in small and dirty cell. In very common case, prison guards use criminal prisoners to beat and intimidate political prisoners. No TV, printed materials, books or magazines allow to watch and read except the mouth-piece of the Communist Party “Nhan Dan” newspaper.

Recently, on October, 7 2009, around 40 political and religious prisoners in Z30A Prison Camp in Xuan Loc district, Dong Nai province had staged a hunger strike to protest the ruthless and inhuman conditions of Vietnam’s jail. They demand to have rights to read newspapers and watch news other than routine official voice newspaper of the Communist Party. They also want to have a library and allow times for political and religious prisoners to read news. Due to this daring protest, many political prisoners as Dr. Le Nguyen Sang, lawyer Tran Quoc Hien, lawyer Nguyen Bac Truyen, Mr. Truong Quoc Huy and religious prisoners as Mr. Quynh Anh, Mr. Tran Huu Canh all were locked into solitary confinement and denied visit times from their relatives.

The People’s Democratic Party calls on the Hanoi authorities to release teacher Vu Hung immediately for urgent medical treatment, to respect human rights, to end “torture”, cruel and inhuman prison’s policy in ill-treatment and punishment of the political and religious prisoners. (1)

Tran, Nam
Spokesperson of the People’s Democratic Party


(1) Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment (United Nations High Commissioners for Human Rights)

Article 1
1. For the purposes of this Convention, the term "torture" means any act by which severe pain or suffering, whether physical or mental, is intentionally inflicted on a person for such purposes as obtaining from him or a third person information or a confession, punishing him for an act he or a third person has committed or is suspected of having committed, or intimidating or coercing him or a third person, or for any reason based on discrimination of any kind, when such pain or suffering is inflicted by or at the instigation of or with the consent or acquiescence of a public official or other person acting in an official capacity. It does not include pain or suffering arising only from, inherent in or incidental to lawful sanctions.

-------------------

Đảng Dân Chủ Nhân Dân
dangdanchunhandan@yahoo.com
http://dangdcnd.blogspot.com/


Tin Khẩn: Tính Mạng Thầy Vũ Hùng Đang Bị Nguy Hiểm

Ngày 5 tháng 11 năm 2009 - Thầy giáo Vũ Hùng, một người tranh đấu cho dân chủ hiện đang trong tình trang nguy hiểm vì đã tuyệt thực kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2009 sau khi nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên án ông 3 năm tù và 3 năm quản chế.

Hôm thứ tư, ngày 4 tháng 11 năm 2009, bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ của Vũ Hùng đã bị từ chối gặp chồng sau khi bà đến trại giam Hoả Lò nhằm thăm viếng Vũ Hùng. Trại giam cho biết ông Hùng không muốn gặp bà, nhưng các nguồn tin thân cận tiết lộ là Vũ Hùng đang trong tình trạng nguy kịch vì tuyệt thực và đã bị công an đưa ra khỏi trại giam.

Nhà cầm quyền Hà nội đã tuyên án và cáo buộc thầy giáo Vũ Hùng và nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ khác như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên Ngô Quỳnh, anh Phạm Văn Trội, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Tính tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” phạm tội 88, bộ luật hình sự nước Việt Nam. Trên thực tế, thầy giáo Vũ Hùng bị trấn áp vì đã dám treo bảng hiệu đòi “Dân Chủ, Đa Đảng và Chống Tham Nhũng” ngay tại Hà Nội hôm 28 tháng 7 năm 2008.

Nhằm phản đối bản án bất công và phi lý, thầy giáo Vũ Hùng đã tuyệt thực kể từ hôm bị tuyên án. Hiện nay, vì sức khoẻ suy yếu trầm trọng, công an đã đưa Vũ Hùng ra khỏi trại giam và có thể đã chuyển Vũ Hùng về bệnh viện 198 trực thuộc Bộ Công An quản lý. Thầy giáo Vũ Hùng từng cho biết anh cũng phản đối chính sách giam cầm tàn bạo, vi phạm nhân quyền của Hà Nội khi giam chung tù hình sự với tù chính trị nhằm trấn áp và trả thù các nhà tranh đấu cho dân chủ. Tại nhà tù Hoả Lò cũng như các nhà tù khác trên đất nước Việt Nam, tù hình sự giam chung với tù chính trị trong các phòng giam nhỏ xíu, bẩn thỉu. Cán bộ trại giam thường xuyên dùng tù hình sự để đánh đập và đe doạ các tù nhân chính trị. Trong tù, đối với các tù nhân chính trị, sách vở, báo chí, tivi đều bị cấm ngoại trừ tờ báo Nhân Dân, tiếng nói của Đảng CSVN.

Cũng cần nhắc lại, ngày 7 tháng 10 năm 2009 vừa qua, tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hơn 40 tù nhân chính trị và tôn giáo đã đồng loạt tuyệt thực phản đối chính sách giam cầm tàn bạo và mất nhân tính của chể độ Hà Nội. Các tù nhân này đòi hỏi phải được quyền đọc các thông tin khác bên cạnh tờ báo Nhân Dân, được quyền có một thư viện để họ có thể xem sách báo thư giản trong điều kiện bị giam cầm tồi tệ. Vì những hoạt động chống đối có tính tập thể này, nhiều tù nhân chính trị gồm bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Trần Quốc Hiền, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, Trương Quốc Huy và tù nhân tôn giáo như ông Trần Hữu Cảnh, ông Quỳnh Anh đã bị biệt giam và từ chối quyền được gia đình thăm viếng.

Đảng Dân chủ Nhân dân kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho thầy giáo Vũ Hùng để ông được sớm điều trị. Hà Nội cần tôn trọng nhân quyền, chấm dứt chính sách “tra tấn”, giam cầm tù nhân một cách mất nhân tính và tàn độc chỉ nhằm để trả thù và hành hạ những tù nhân chính trị và tôn giáo.

Trần Nam
Phát ngôn nhân Đảng Dân Chủ Nhân Dân.

Friday, October 9, 2009

Bản Thông Tin Báo Chí

ÐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
The People's Democratic Party
http://dangdcnd.blogspot.com/
dangdanchunhandan@yahoo.com


Ngày 9 tháng 10 năm 2009


Bản Thông Tin Báo Chí

Từ ngày 6 đến 9 tháng 10 năm 2009, nhà cầm quyền Hà Nội đã liên tục xét xử các nhà bất đồng chính kiến. Tại Hà Nội có nhà thơ Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Hùng và anh Phạm Văn Trội. Tại Hải Phòng gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, anh Ngô Quỳnh, ông Nguyễn Mạnh Sơn, ông Nguyễn Văn Tính, ông Nguyễn Văn Túc, ông Nguyễn Kim Nhàn.

Các nhà dân chủ này đều bị nhà cầm quyền Hà Nội cáo buộc phạm tôi tuyên truyền chống chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thuộc điều 88 luật hình sự Việt Nam. Tất cả đều bị tuyên án nhiều năm tù, từ 2 năm đến 6 năm với những cáo buộc giả tạo và tùy tiện. Thực tế, họ chỉ bày tỏ quyền tự do tư tưởng qua các phương tiện ôn hoà. Những quyền này đều được công nhận trong bản Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, điều 19 xác nhận quyền “tìm kiếm, thâu nhận và chuyển đạt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng mà không bị ngăn chận, giới hạn bởi bất cứ đìều kiện nào.” Hơn nữa, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mà Việt Nam là hội viên, đã khẳng quyết “không ai bị truy tố, xua đuổi hoặc bắt giữ một cách tùy tiện” khi thực hiện những quyền căn bản này. Trong khi đó, điều 69 Hiến pháp của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã long trọng khẳng định “công dân có quyền bày tỏ chính kiến, quyên tự do tư tưởng, tự do thông tin báo chí, quyền biểu tình và thành lập các tổ chức, hiệp hội”. Dù vậy, nhà cấm quyền Hà Nội đã ngang ngược phủ nhận và chà đạp những quyền cơ bản này, tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến bằng những bản án nặng nề.

Đảng Dân chủ Nhân dân phản đối các phiên toà và bản án do nhà cầm quyền Hà Nội tạo dựng. Chúng tôi kêu gọi đảng viên Đảng Dân chủ Nhân dân và các Tổ chức Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, cùng nổ lực hơn nữa cho sự nghiệp đấu tranh vì Tư do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam.

Trần Nam
Phát ngôn nhân Đảng Dân chủ Nhân dân.

----------

The People's Democratic Party

http://dangdcnd.blogspot.com/
dangdanchunhandan@yahoo.com

October 9, 2009


For Immediate Release



On October 6, 7, 8 and 9, 2009, the Hanoi authorities have tried these pro-democracy activists including writer Nguyen Xuan Nghia, Mr. Ngo Quynh, Mr. Nguyen Manh Son, Mr. Nguyen Van Tinh, Mr. Nguyen Van Tuc, Mr. Nguyen Kim Nhan in Hai Phong and Mr. Pham Van Troi, teacher Vu Hung and poet Tran Duc Thach in Ha Noi, Vietnam. All were imprisoned with various sentences from 2 to 6 years in jail for the fabricated and arbitrary charges of the so-called “violation of Article 88 of Vietnam’s Criminal Code”.

The above individuals have committed no crimes. They were only exercising their rights to freedom of expression by peaceful means. Vietnam is a member of the UN Commission on Human Rights in which the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), Article 19, clearly protects the right of the individual to "seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print, or through any other media of his or her choice". In addition, according to Article 9 of The Universal Declaration of Human Rights, "No one shall be subjected to arbitrary arrest, detention or exile," and The Socialist Republic of Vietnam's Constitution itself declares the "right of freedom expression, right of freedom press, right of freedom exchange information and right to form an association and right to demonstration" in article 69. However, the Vietnam Communist Party has ignored these basic human rights, continued to crackdown and used harsh sentences to silence pro-democracy activists.

The People’s Democratic Party strongly condemns the trials and sentencing, staged by the Vietnamese Communist Party. We call upon our members and the Vietnamese people at home and abroad to continue fighting for Human Rights, Freedom and Democracy for Vietnam.

Regards,
Tran, Nam
Spokesperson of the People’s Democratic Party

Thursday, September 17, 2009

14 Tháng 9 Năm 1958 – Ngày Đảng CSVN Ký Công Hàm Bán Nước


Trần Nam - ĐDCND

Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Phó thủ tướng Trung Quốc Li Xiannian hồi tháng 6, 1977 tại Bắc Kinh, Li nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng “Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và những điều này có chứng cớ lịch sử để xác định”. Đồng thời cũng nói thêm “trong quá khứ phiá Việt Nam đã công nhận điều này”, một cách ám chỉ chính cá nhân Thủ tướng Phạm Văn Đồng. (Beijing Review – May 1979)

Tài liệu không nói rỏ Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã phản bác lại những lập luận của Trung Quốc thế nào để bênh vực chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, dư luận có thể hiểu là đảng Cộng sản Việt Nam và đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã không thể chống đở nổi luận điệu này vì bị rơi vào thế “há miệng mắc quai”.

Theo Bộ ngoại giao Trung Quốc thì chủ quyền của họ đối với Trường Sa và Hoàng Sa là không thể tranh cải (Beijing Review, Feb 18, 1980). Vì chính Hà Nội, trong các cuộc đàm phán trước kia đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này rồi, vì vậy nếu Hà Nội thay đổi thái độ của họ thì không có cơ sở. Trung Quốc đã đưa ra hai sự kiện cụ thể để làm bằng chứng Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng đồng ý với Trung Quốc về chủ quyền của hai quần đảo đang tranh chấp này.

Sự kiện thứ nhất là vào tháng 6 năm 1956, Phó thủ tướng Việt Nam, ông Ung Văn Khiêm, thay mặt Bắc Việt Nam xác nhận với phiá Trung Quốc như sau “Theo các tài liệu lịch sử từ phía chúng tôi (Việt Nam), đảo Xisha (Hoàng Sa) và Nansha (Trường Sa) thuộc về vùng đất lịch sử của quý quốc (Trung Quốc)”.

Sự kiện thứ hai là ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức 2 năm sau đó, Thủ tướng Bắc Việt Nam đã gửi công hàm đến Thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Trung quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Trung Quốc chính thức công bố chủ quyền lãnh hải của họ là 12 hải lý, bao gồm luôn các quần đảo Hoàng Sa (Xisha) và Trường Sa (Nansha) của Việt Nam. (1)

Nội dung bức công hàm Thủ tướng Bắc Việt Nam Phạm Văn Đồng viết như sau “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958”.

Năm 1979, 21 năm sau, khi chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tìm cách phủ nhận công hàm trên khi trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Viễn Đông Kinh Tế. Ông Đồng cho rằng vì lúc đó đất nước có chiến tranh nên Đảng và Nhà nước đã phải ứng xử như vậy. Nói cách khác, vì quyền lợi của đảng CSVN và vì những mưu cầu chính trị, đảng CSVN sẳn sàng nhượng bộ về nhiều mặt, kể cả việc bán đứng chủ quyền của đất nước.

Hiện nay vấn đề tranh dành chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa đã càng lúc càng trở nên gay gắt, có nguy cơ đối đầu bằng chiến tranh để giải quyết những mâu thuẩn. Sự kiện Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt đảng CSVN xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này đặt cho Hà Nội ở vị thế khó xử, cho dù chủ quyền của Việt Nam đã có những chứng liệu lịch sử xác nhận. Việt Nam hiện ra sức giải thích với dư luận trong và ngoài nước về lỗi lầm họ đã mắc phải, biện minh rằng “Trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ nên Việt Nam phải nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, mặc dù công hàm viết như vậy nhưng không ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Điều nghịch lý là trong bối cảnh lịch sử lúc đó, năm 1958, chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về phiá Chính phủ Miền Nam Việt Nam. Trong khi phiá Miền Nam đã tìm đủ mọi cách để khẳng định chủ quyền thì đảng CSVN lại trơ trẻn ra công hàm phủ nhận chủ quyền của họ, phản bội quyền lợi đất nước và dân tộc, cam tâm bán đứng hai quần đảo này cho phiá Trung Quốc.

Năm 1951 tại Hội nghị ở San Francisso, khi Nhật ký Hiệp định hoà bình, Hiệp định này đã không đề cập rỏ ràng chủ quyền của nước nào đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam, Thủ tuớng Trần Văn Hữu có mặt trong Hội nghị đã tuyên bố công khai Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Trần Văn Hữu, khẳng định tại Hội nghị trong ngày 7 tháng 7 năm 1951 như sau: “Trong khi chúng ta cùng khai dụng mọi cơ hội để làm giảm đi những căng thẳng, phiá Việt Nam chúng tôi xin khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vì những quần đảo này luôn thuộc về Việt Nam”. (2, 3)

Trong số 51 quốc gia tham dự, đại biểu phía Liên Bang Sô Viết sau đó đề nghị nên thêm một phần trong bản Hiệp định, đề cập rằng Nhật đặt hai quần đảo này dưới chủ quyền của Trung Quốc. Đề nghị đó đã bị Hội nghị biểu quyết không chấp thuận với tổng số 46 phiếu thuận. Nói cách khác, Hội nghị với đại biểu của 46 trong tổng số 51 quốc gia tham dự lúc đó đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không thể phủ nhận. Sự kiện Trung Quốc đã không phản bác tuyên bố của phiá Việt Nam trước công luận thế giới sau Hội nghị 1951 tại San Francisco đã xác nhận điều này. Tuy nhiên, đến khi Đảng CSVN, đại diện là Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vì quyền lợi của Đảng đã ký công hàm “bán nước” vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thì phiá Trung Quốc có cở sở để chính thức phản bác và ngang ngược đòi chủ quyền của họ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Nước chảy đá mòn nhưng “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Vết nhơ về lỗi lầm ngoại giao trước dư luận thế giới có thể che đậy, nhưng vết nhơ về tội lỗi mang tính lịch sử thì không thể xoá nhoà.

---------

1- DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA
(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958)

The People's Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China. http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm

2- On July 7, 1951, Tran Van Huu, head of the Bao Dai Government's delegation to the San Francisco Conference on the peace treaty with Japan declared that the archipelagoes of Hoang Sa and Truong Sa were part of Vietnamese territory. This declaration met with no challenge from the 51 representatives at the conference. http://en.wikipedia.org/wiki/Transportation_in_the_Spratly_Islands

3 - On 7 July 1951 the head of the Vietnamese delegation, Tran Van Huu, addressed the conference on the issue of Truong Sa: As we must frankly profit from all the opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our rights to the Spratly and Paracel islands, which have always belonged to Vietnam. (Ministry of foreign affairs socialist republic of Vietnam 1981)

Wednesday, August 26, 2009

Việt Nam Một Cổ Hai Tròng


Trần Nam
http://dangdcnd.blogspot.com/


Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Ba đình. Thay mặt đảng CSVN, ông Hồ đã kết thúc chế độ thực dân Pháp, mở đầu nền độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm lịch sử đó, đại diện cho đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh đã chính thức đưa Việt Nam vào giai đoạn độc tài đảng trị. Nói cách khác, kể từ năm 1945, ông Hồ và đảng CSVN đã gỡ ách “mất độc lập” từ Thực dân Pháp nhưng tròng ách “mất tự do, độc tài, đảng trị” lên cổ dân tộc Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn Độc lập ông Hồ đọc, vay mượn ý từ bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ, trong đó xác nhận: “những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Bản Tuyên ngôn cũng khẳng định: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảngnhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn……”

Bản tuyên ngôn kết luận…"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Ông Hồ xác định khi đọc bản Tuyên Ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945 rằng những lý lẽ đó là những “lẽ phải không ai chối cãi được”. Đúng vậy, không ai có thể chối cãi được, lật lọng được, đổi trắng thay đen được, vi phạm được…..trừ ông Hồ và đảng CSVN. Nếu thay thế chữ “Chúng” trong bảng Tuyên Ngôn Độc Lập bằng chữ “đảng CSVN” thì từ 64 năm nay, nền chính trị Việt Nam vẫn không có gì khác biệt. Thậm chí trong nhiều lãnh vực còn tệ hại hơn cả thời thực dân Pháp. Nói ông Hồ thay mặt đảng CSVN gỡ bỏ ách “mất độc lập” để tròng lên cổ dân tộc Việt Nam cái ách “mất tự do, độc tài, đảng trị” là không sai.

Ông Hồ cáo buộc thực dân Pháp đã không cho nhân dân Việt Nam một chút “Tự do Dân chủ” nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man…….Thử so sánh chế độ chính trị của thực dân Pháp với chế độ chính trị Cộng sản Việt Nam hiện nay chúng ta thấy gì? Liệu dân tộc Việt Nam có tự do dân chủ tốt đẹp hơn thời thực dân Pháp không? Thời Pháp, các tờ báo độc lập không chịu ảnh hưởng của chính quyền thực dân được phép ra đời, các hội đoàn trá hình nằm dưới quyền kiểm soát của đảng CSVN cũng mọc ra như nấm. Cán bộ cộng sản và các nhà yêu nước độc lập cũng đã được tự do đi lại.

Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh du học từ Pháp về Việt Nam, đã giả dạng làm người bán dầu cù là, từ Sài Gòn, ông đi xuống các tỉnh miền Tây-Nam để công khai diển thuyết, kêu gọi lòng yêu nước, kêu gọi toàn dân làm cách mạng. Mật thám Pháp có theo dõi, gây khó khăn nhưng vẫn không trấn áp dã man và tàn độc so với an ninh, mật thám, công an của chế độ cộng sản Việt Nam. Lúc đó, thực dân Pháp đã không cáo buộc các nhà cách mạng Việt Nam, cũng như đảng viên đảng CSVN, tội tuyên truyền, nói xấu chế độ, âm mưu lật đổ nhà nước Pháp.

Chế độ thực dân Pháp không nham hiễm, tàn bạo và độc tài đến nỗi có thể “sáng tạo” ra điều 88 như đảng CSVN đang làm, chỉ nhằm để đàn áp các tiếng nói đòi tự do, dân chủ. Hiện nay, nạn nhân của điều 88 luật hình sự, cáo buộc phạm tội tuyên truyền chống chế độ, đang bị đảng CSVN giam cầm hoặc tuyên án, đã lên đến gần cả trăm năm tù. Những nạn nhân của điều 88 này không biết bao nhiêu mà kể. Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, luật sư Trần Quốc Hiền, ký giả Trương Minh Đức, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, bác sĩ Lê Nguyên Sang, anh Đoàn Văn Diên, Nguyễn Tấn Hoành, chị Trần Thị Lệ Hồng, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Phùng Quang Huyền, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Bá Hải, Trương Quốc Huy, Hàng Tấn Phát, Vũ Hoàng Hải, Trương Minh Nguyệt, Trần Khải Thanh Thuỷ, Lê Thị Kim Thu, Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thày giáo Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Tính, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức v.v….Đây là những nhà dân chủ được dư luận trong và ngoài nước biết tên, còn biết bao nhiêu chiến sĩ dân chủ khác đã bị bắt và trấn áp trong âm thầm, không án lệnh, không tội trạng, hoặc bị thủ tiêu, bị mang tội hình sự, không đem ra toà xét xử như Lê Trung Hiếu, Ngô Phát Đạt, Lê Trí Tuệ..v.v…Tất cả, đã và đang là nạn nhân trong các nhà tù của Cộng sản Việt Nam.

Đảng CSVN từng nặn ra tội làm tình báo cho ngoại bang, tội âm mưu lật đổ chế độ, tội lợi dụng dân chủ hoặc nhiều tội tuỳ tiện khác để trấn áp. Những Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Lê Hồng Hà, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hoà thượng Thích Quảng Độ, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, thượng toạ Thích Thiện Minh, mục sư Nguyễn Hồng Quang, Bùi Kim Thành, Hồ Thị Bích Khương, Lưu Văn Sinh, luật sư Lê Quốc Quân..v.v….cũng đã từng là nạn nhân của ách độc tài. Tuy nhiên, từ lúc gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO), chịu áp lực về chính trị và kinh tế trước dư luận thế giới, với sự khuyến cáo và chỉ trích của giới luật pháp quốc tế, việc cáo buộc tội tình báo, tội lật đổ chế độ không có chứng cớ, không đủ thuyết phục. Vì vậy, đảng CSVN đã không còn cáo buộc các tội trạng này nữa, nhưng thay vào đó, lại vu cáo tội trạng khác, đó là tội tuyên truyền nói xấu chế độ, tức điều 88 luật hình sự.

Từ 1945 đến nay, nhà nước độc tài toàn trị CSVN đã “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay bỏ tù, trấn áp những người yêu nước thương nòi của ta”. Sự kiện nhiều thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa – Hoàng Sa, thể hiện lòng yêu nước nhưng bị công an CSVN ngăn cấm và đàn áp. Nhiều nhà dân chủ như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thày giáo Vũ Hùng, nhà báo Điếu Cày vì bày tỏ chính kiến chống Trung quốc xâm lược hiện đang bị ở tù. Họ chính là những người yêu nước thương nòi. Điều nghịch lý là, ông Hồ cũng viết trong bản Tuyên ngôn Độc lập như “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.” Nếu không nói rỏ xuất xứ câu nói trên là của ông Hồ Chí Minh, nhân dân thời nay có thể nhầm đây là câu nói của những nhà đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.

Đảng CSVN tự cho rằng vì có công đuổi Pháp nên đảng phải được nhân dân đãi ngộ, trong đó quyền lãnh đạo độc tôn suốt đời phải dành độc quyền cho Đảng. Không ai có quyền tranh dành, không ai có tư cách đặt vấn đề. Tại sao lúc đó, không đảng phái nào ra mặt lãnh đạo nhân dân đuổi Pháp? Bây giờ đất nước độc lập rồi lại đòi đa đảng, đòi tranh quyền lãnh đạo với đảng CSVN? Ông Phạm Thế Duyệt, Uỷ viên TW đảng CSVN đã phát biểu như vậy. Từ những nhận định cục bộ và kém cỏi trên, liệu chúng ta có thể đặt lại vấn đề với đảng CSVN là vì các tiền nhân như Vua Hùng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ…. cũng từng đánh đuổi giặc ngoại xâm, có công dựng nước và giữ nước. Vậy thì con cháu của họ có quyền tham chính, quyền tranh dành vai trò lãnh đạo đất nước, hoặc dựng lại chế độ quân chủ theo họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê không? Nếu không thì tại sao đảng CSVN lại được ngoại lệ? Chẳng lẽ đánh giặc Pháp công trạng to lớn hơn đuổi giặc Tàu?

Đó là về lãnh vực chính trị. Lãnh vực cấm kỵ của đảng CSVN vì tự cho có toàn quyền định đoạt vận mạng chính trị của dân tộc Việt. Riêng về lãnh vực kinh tế và xã hội, liệu chế độ CSVN có khác thời Thực dân Pháp không?

Lúc đó, ông Hồ qua bản Tuyên Ngôn đã cáo buộc thực dân Pháp như sau:
“Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảngnhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn……”

Nếu thay thế chứ “Chúng” bằng chữ “đảng CSVN” thì bức tranh Việt Nam hiện nay có khác không? Ai giữ độc quyền in giấy bạc? Ai kiểm soát công ty xuất cảng và nhập cảng các mặt hàng kinh tế chiến lược? Ai quản lý các cơ sở kinh tế quốc doanh? những đại công ty như công ty điện, công ty nước, công ty khai thác dầu mõ, công ty du lịch, công ty kỷ nghệ, công ty in ấn, công ty truyền thông, truyền hình, công ty phim ảnh, v.v….ai làm chủ? Thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa? nếu không phải là đảng CSVN độc quyền về chính trị và…. “giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, đặt ra trăm thứ thuế vô lý làm cho nhân dân Việt Nam, nhất là dân cày, dân buôn trở nên bần cùng, công nhân bị bóc lột, tư sản bị tước đoạt, trấn áp và hạn chế kinh doanh”.

Tại Việt Nam, tầng lớp bần cùng là ai? Dân cày, dân buôn lẻ và công nhân là những tầng lớp bị bóc lột thậm tệ nhất. Công nhân Việt Nam với đồng lương chết đói đang làm thuê cho tư bản ngoại quốc. Dân cày, nông dân thì từ những năm 1950 đã là nạn nhân của chính sách cải cách ruộng đất long trời lở đất, chính sách hợp tác xã nông nghiệp. Giới tư sản Việt Nam từ những năm 1945 ở miền Bắc và sau 1975 ở miền Nam đã là nạn nhân đẫm máu của đảng CSVN. Hiện nay, biết bao đất đai của nông dân đã bị nhà nước trưng dụng, thu mua với giá rẻ mạc để sang nhượng, bán lại cho tư bản.

Thực ra, đảng CSVN còn ăn cướp trắng trợn hơn thực dân Pháp nhiều vì đã chủ trương công khai “đất đai của nhân dân là của nhà nước”. Do đó, nếu vì nhu cầu, đảng CSVN có đủ tư cách pháp lý để chiếm đoạt, thu mua, trưng dụng hay tịch thu. Sau khi nắm chính quyền cả nước, tức là đã tròng được “ách độc tài” lên
cổ dân tộc Việt Nam, đảng CSVN đã không còn e dè gì nữa. Vì vậy, Hiến pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, được quốc hội thông qua từ 1992 đã minh thị chủ quyền của Đảng trên chính tài sản của nhân dân như sau:

Điều 17 xác nhận: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ…..cùng các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 18 minh thị: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu qủa. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cà nhân sử dụng ổn định lâu dài. …

Tóm lại, tài sản riêng của nhân dân bất kể đất đai hay các tài sản khác mà pháp luật qui định bị đánh đồng là tài sản chung của Nhà nước, tức là của Đảng. Đảng CSVN tự cho phép họ trở thành chủ nhân ông một cách hợp pháp. Chính sách ăn cướp hay nói cách khác quốc hữu hóa tài sản của nhân dân một cách hợp pháp còn thâm độc hơn cả những cáo buộc mà ông Hồ Chí Minh đã minh thị trong bản Tuyên ngôn Độc lập đối với Thực dân Pháp từ năm 1945.

Dân tộc Việt nam đang chịu cảnh một cổ hai tròng. Bên cạnh ách bị “mất tự do, độc tài, đảng trị” do đảng CSVN treo. Ách “mất độc lập” hiện đang được đảng CSVN tự nguyện tròng trở lại. Những hiện tượng để mất đất, mất biển, tiếp tay để Trung Quốc xâm chiếm đất nước Việt Nam càng lúc càng xác định rõ nguy cơ “mất độc lập”. Mặc cho dư luận ngăn cản, đảng CSVN vẫn để Trung quốc khai thác Bauxit ở Tây Nguyên. Vùng biển đông đã bị quân Trung Quốc đòi chủ quyền, khoanh vùng và hạn chế ngư dân đánh cá. Những hiện tượng bị “tàu lạ” húc, bắt ngư dân đòi tiền chuộc, đe doạ công ty nước ngoài khai thác tài nguyên trên lãnh hải của Việt Nam đã xảy ra công khai. Trước thái độ hung hãn và xâm lược trắng trợn của Trung Quốc, CS Việt Nam đã đánh mất tư thế “độc lập”, đã biểu tỏ sự khiếp sợ và hèn yếu trước ngoại xâm. Đảng CSVN đang chấp nhận sự khinh miệt, phỉ nhổ từ nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới để đổi lấy sự an toàn chính trị.

Chính quyền, đảng phái, cá nhân rồi sẽ tiêu hủy theo thời gian, chỉ có đất nước và dân tộc còn tồn tại. Nhưng đất nước và dân tộc cũng có thể sẽ bị huỷ diệt nếu chính quyền, đảng phái và cá nhân vì mù quáng, hèn nhát, cam tâm phản bội lại quyền lợi của đất nước và dân tộc.

Friday, August 21, 2009

Thư Thường Vụ TW Đảng DCND



ÐẢNG DÂN CHỦ NHÂN DÂN
The People's Democratic Party



Ngày 17 tháng 7 năm 2009


Nơi gửi: Thường Vụ TW Đảng DCND
Nơi nhận: Các Ủy Viên TW Đảng DCND
Các Thành Ủy Viên Hà Nội, Sài Gòn và Miền Trung
Các Ban, Cụm, Chi Bộ và Đảng viên trong và ngoài nước


Về việc: Nhận Định Của Thường Vụ TW Đảng DCND

Anh chị em thân mến:

Thời gian qua, tình hình cả nước đã có những diển biến chính trị phức tạp. Gần nhất là vụ bắt giữ các đảng viên đảng Dân chủ Việt Nam như Luật sư Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim v.v… Trước đó, từ tháng 9 năm 2008, nhiều anh chị em dân chủ gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thầy giáo Vũ Hùng, anh Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, chị Phạm Thanh Nghiên v.v.. cũng đã bị bắt và sẽ bị nhà cầm quyền truy tố vi phạm điều 88, luật hình sự, tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.

Cũng giống như đợt đàn áp hồi tháng 8 năm 2006, nhằm bắt giữ một số lãnh đạo đảng DCND như bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, Trần Quốc Hiền, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo và nhiều đảng viên đảng DCND khác. Mục tiêu của đảng CSVN trong các lần trấn áp không thay đổi, bằng mọi giá đảng CSVN phải triệt tiêu tận gốc các lực lượng đối kháng, nhất là các đảng phái, tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Ông Nguyễn Minh Triết đã từng tuyên bố công khai “bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”. Đảng CSVN sợ hãi sự hiện diện và ảnh hưởng của đảng phái đối lập, vì nó có thể làm nguy hại đến sự tồn tại vai trò độc tôn lãnh đạo của họ. Cũng cần phải nhắc lại, bản báo cáo MẬT do ông Trương Tấn Sang ký, tường trình Bộ Chính Trị hồi năm 2007 đã chỉ thị “quản lý chặt chẽ các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, kịp thời xử lý hành vi phạm pháp luật, đủ sức răn đe các phần tử cực đoan, chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối không để xảy việc thành lập các đảng chính trị đối lập”.

Hiện nay, dân tộc ta đang một cổ hai tròng. Tròng độc tài do chính đảng CSVN treo vào cổ dân tộc, tròng kia chính là thân phận mất nước, đang bị đảng CSTQ gián tiếp chỉ đạo, giành biển lấn đất, hiếp đáp nhân dân ta. Để Việt Nam thoát khỏi cảnh độc tài, tụt hậu, thua kém các nước Đông Nam Á và đang nhục nhả bị lôi kéo thành một bộ phận của Trung Quốc; chúng ta phải hy sinh và phấn đấu không ngừng nghĩ để bảo vệ và xây dựng Đảng DCND trở thành một đối lực chính trị, cùng phối hợp với các đảng phái đối lập khác tại Việt Nam, đấu tranh dành lại nền Tự do, Dân chủ và Toàn vẹn Lãnh thổ. Vì đó chính là mục tiêu của nhân dân Việt Nam và cũng là xu thế tất yếu của lịch sử.

Thời gian qua, nhiều anh chị em đảng viên đảng DCND thuộc các Cụm mũi nhọn đã dũng cảm, mưu trí, liên tiếp thực hiện những hoạt động tuyên truyền và vận động dân chủ trong nhân dân. Cụ thể, nhiều đợt treo biểu ngữ, khẩu hiệu kêu gọi Dân chủ, đả đảo tham nhũng đã xảy ra tại Hà Nội và Sài Gòn. Rất nhiều lần, truyền đơn với nội dụng lên án đảng CSVN phản bội quyền lợi đất nước, làm tay sai và cho TQ khai thác Bauxit ở Tây Nguyên, đã được rải từ Hà Nội, Sài Gòn, Chợ Lớn đến các tỉnh miền Trung như Bình Định, Đà Nẳng. Bên cạnh các hoạt động nổi bật, nhiều công tác xây dựng và phát triển cơ sở đảng trong lực lượng thanh niên sinh viên và nhân dân đã có những thành quả cụ thể. Đặc biệt, tổng kết công tác phát triển cơ sở Đảng, mức phát triển đảng viên khắp nước đã đạt kỷ lục. Được những thành quả này, nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó có gương hy sinh quả cảm của các lãnh đạo Đảng DCND đã và đang trải qua những năm tháng tù đày nhưng vẫn giữ khí tiết, không sợ hãi và bị khuất phục, nhờ sự dũng cảm và mưu trí đấu tranh cũa các đảng viên thuộc lực lượng mũi nhọn từ Bắc đến Nam, nhờ sự tin tưởng, khôn khéo, kiên trì làm công tác vận động và xây dựng đảng, và hơn hết là nhờ vào sự hy sinh đóng góp tài chánh của nhiều đảng viên tại hải ngoại, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp chúng ta đẩy mạnh công tác phát triển đảng.

Anh chị em thân mến, so với gần 3 triệu đảng viên đảng CSVN, số lượng đảng viên đảng DCND chỉ là con số quá nhỏ. Dù vậy, phải tâm niệm chúng ta là biểu tượng của tương lai, đang đấu tranh ôn hoà cho chính nghĩa, vì sự tồn vong và tương lai của dân tộc, không phải vì đặc quyền, đặc lợi cho bản thân chúng ta. Ngược lại, đảng CSVN là biểu tượng của quá khứ, tội ác, là lực cản và đại diện cho bộ phận phản động đang kéo lùi đà tiến hoá của dân tộc. Vì vậy, mỗi một đảng viên khi dũng cảm tham gia đảng DCND trong hoàn cảnh rất khó khăn, gian khó, nguy hiểm cho bản thân và gia đình, có giá trị gấp ngàn lần con số đảng viên đảng CSVN.

Đảng CSVN đang chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng lần thứ 11. Bên cạnh đó, công tác tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cũng sẽ tác động mạnh vào tình hình chính trị. Những biến động xấu về kinh tế, xã hội, tham nhũng, tình trạng Hán hoá tại Tây nguyên, áp lực xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc và đặc biệt là các chia rẻ, mâu thuẩn vì quyền lợi của đảng CSVN có nguy cơ dẩn đến những đột biến cũng như làm mòn vị trí và uy tín chính trị của đảng CSVN. Trong bối cảnh trên, những công tác nhằm trấn áp các lực lượng dân chủ, trong đó có đảng DCND sẽ được an ninh CSVN gia tăng cường độ để củng cố vai trò độc tôn lãnh đạo của họ. Dù vậy, chúng ta cần tâm niệm phải cố gắng và tuân thủ các qui luật đấu tranh, chuẩn bị đối đầu và bảo vệ đảng vì năm 2010 sẽ là năm của gian nan và thử thách cho toàn đảng DCND.

Anh chị em thân mến! Tự do không cho không biếu không. Dân chủ phải đấu tranh và hy sinh mới có. Trên bước đường hy sinh vì lợi ích dân tộc, hành trang của chúng ta chỉ có lý tưởng và niềm tin tất thắng vào cuộc đấu tranh. Dù vậy, sa ngã, thối chí và thậm chí phản bội cũng có thể xảy ra như hệ quả tất yếu khi bị rơi vào hoàn cảnh nguy khốn. Chúng ta thông cảm cho những hành động đầu hàng nhưng không chấp nhận những thái độ phản bội. Nói cách khác, nếu phản bội, anh chị em đã tự động từ bỏ tư cách đảng viên đảng DCND.

Thay mặt Thường Vụ TW đảng DCND tôi gửi lời khích lệ và cảm ơn đến các anh chị em đảng viên các cấp đang hoạt động ngầm hay công khai trong và ngoài nước, đến các anh chị em đảng viên đang bị trấn áp và chịu cảnh tù đày, các lãnh đạo TW, cấp bộ Thành Ủy, Cụm và Chi Bộ đã khôn khéo lãnh đạo cơ sở đảng đấu tranh. Tôi cũng thay mặt đảng DCDN, cảm tạ những nổ lực yểm trợ của nhiều tổ chức, cá nhân tại hải ngoại, đã giúp cho Đảng DCND có phương tiện tài chánh hoạt động trong thời gian qua.

Trân trọng,
TM. Thường Vụ TW Đảng DCND
Nguyễn Sơn